Ngày nay, cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, các nhu cầu của con người ngày càng nhiều hơn và đòi hỏi cao hơn, trong đó có nhu cầu ăn uống. Chính vì thế, hoạt động kinh doanh ăn uống cũng phát triển theo. Tuy nhiên, không phải ai cũng có sẵn mặt bằng để kinh doanh.. Một số người phải đi thuê mặt bằng. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Cho thuê mặt bằng kinh doanh ăn uống” qua bài viết này nhé!
Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh ăn uống
Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh là loại hợp đồng rất thông dụng hiện nay, khi mà nhu cầu thuê mặt bằng của người dân không ngừng tăng lên. Và tất nhiên, việc biết và soạn thảo mẫu hợp đồng thuê mặt bằng là rất cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức có nhu cầu.
Quy định về luật cho thuê mặt bằng
Thế nào là hợp đồng thuê mặt bằng?
Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh là hợp đồng song vụ được quy định tại Điều 472 Bộ Luật Dân Sự 2015 như sau:
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hợp đồng thuê mặt bằng mang bản chất của hợp đồng thuê tài sản, do đó các quy định chung của pháp luật liên quan đến vấn đề này hầu hết đều được quy định chung ở Bộ luật dân sự 2015 từ Điều 472 đến Điều 482 gồm có giá thuê, thời hạn thuê, giao tài sản, cho thuê lại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê.
Hợp đồng thuê mặt bằng có cần công chứng không?
Đối với các hợp đồng thỏa thuận dân sự nói chung và hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh nói riêng, việc công chứng hay không sẽ ảnh hưởng tới tính hiệu lực của hợp đồng. Tùy theo loại hình hợp đồng, đối tượng làm hợp đồng dân sự mà luật pháp quy định hợp đồng có cần phải chứng thực hay không.
Theo pháp luật hiện hành, các luật cho thuê mặt bằng điều chỉnh việc công chứng cho hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh bao gồm: Luật nhà ở năm 2014, Luật Dân sự năm 2005 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
Theo Điều 492 Luật Dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Như vậy nếu hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh của bạn có thời hạn từ sáu tháng trở lên thì cần phải công chứng.
Theo khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định: “Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực.” Điều này có nghĩa là bạn cần phải xác định xem người cho thuê mặt bằng là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hay không để kết luận có cần công chứng hợp đồng thuê mặt bằng hay không. Cũng theo Luật Kinh doanh bất động sản quy định về doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Khoản 2 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.” Như vậy nếu người cho bạn thuê mặt bằng chỉ là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho thuê mặt bằng với quy mô nhỏ, không thường xuyên và chưa thành lập doanh nghiệp thì hợp đồng thuê mặt bằng này bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
Tuy nhiên trong trường hợp bạn thuê nhà ở để vừa sử dụng cho sinh hoạt vừa dùng để làm mặt bằng kinh doanh thì có thể căn cứ trên Luật nhà ở năm 2014 (trong trường hợp không xung đột với các Luật trên). Theo đó, đối với trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng (trừ khi các bên có nhu cầu). Như vậy, nếu bạn thuê ở để nhà làm mặt bằng kinh doanh thì luật pháp không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê.
Một số lưu ý khi thuê mặt bằng kinh doanh
Nghiên cứu kỹ vị trí
Thực tế cho thấy thuê cửa hàng có địa điểm thuận lợi quyết định trực tiếp đến thành công. Do vậy, bạn hãy khôn ngoan chọn thuê văn phòng hay thuê mặt bằng cửa hàng cho mình một vị trí “đắc địa” giúp công việc kinh doanh trở nên thuận lợi. Đó có thể là những nơi như nơi đó tập trung nhiều khách hàng tiềm năng, mức sống cao hay thấp, nhất là ở các trung tâm như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh.…
Hơn thế nữa, bạn cần chọn thuê nhà mặt bằng tại địa điểm có nhiều người qua lại, giao thông thuận tiện, chú ý các vấn đề về an ninh ở đây như thế nào hoặc chỗ giữ xe đã thuận tiện hay chưa? Từ đó bạn mới đưa ra quyết định của mình có nên thuê cửa hàng hoặc không.
Xác định cho mình rõ ràng mục đích kinh doanh.
Có rất nhiều các cách khác nhau để bạn có thể biết được rằng ở đâu đang cho thuê cửa hàng, cho thuê nhà mặt bằng,…. Cụ thể như việc thông qua các trung tâm giao dịch nhà đất bằng các trang web, báo chí hay qua tin tức, lời giới thiệu của người xung quanh,…Tuy nhiên, bạn cần xác định rõ mục đích kinh doanh của mình là gì:
- Thuê cửa hàng với mục đích để mở quán ăn bạn cần chọn mặt bằng có vị trí ở gần công ty, khu công nghiệp, khu đông dân cư, trường học,…
- Thuê cửa hàng mục đích để mở quán cà phê thì phải cần mặt tiền rộng có decor, trang trí nổi bật, có chỗ để xe, tiện đi lại,..
- Thuê cửa hàng mục đích là để bán quần áo thì bạn cần vị trí mặt tiền có thể dễ dàng đi lại, cơ sở vật chất tốt,…
Thương thảo giá tiền
Ngay khi bạn nhận được mức giá mà chủ cho thuê mặt bằng, thuê văn phòng hay thuê cửa hàng đưa ra thì bạn không nên tin và đồng ý ngay lúc đó. Hãy dành 1 khoảng thời gian để thương thảo và đưa ra những lý lẽ thuyết phục hợp tình hợp lý. Điều này sẽ giúp bạn có thể giảm bớt một khoản tiền về việc chi trả và tránh cảm giác bị “hớ”.
Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ rằng việc thương thảo cần phải dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Bạn cần tạo điều kiện hợp lý để chủ nhà và chính mình cùng cảm thấy thoải mái khi bắt tay hợp tác với nhau. Có như vậy, giao dịch cũng như mối quan hệ của hai bên mới được tin tưởng lâu dài và bền vững.
Ký kết hợp đồng
Sau khi đã thỏa thuận ổn thỏa và đi đến thống nhất để thuê cửa hàng bạn cần xúc tiến trong việc ký kết hợp đồng. Việc làm này không những đúng pháp luật mà nó còn đảm bảo quyền lợi cho bạn và của hai bên.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh
- Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh ở đâu? Địa chỉ nhận hồ sơ xử lý nhanh và uy tín
- Tra cứu đăng ký kinh doanh hộ cá thể
- Thủ tục thay đổi địa chỉ kinh doanh cùng quận mới
- Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cho thuê mặt bằng kinh doanh ăn uống”. Chúng tôi hi vọng rằng, bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, tra cứu quy hoạch xây dựng, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X. Hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng cho thuê mặt. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí;
– Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý;
(iii) Tòa án tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử bao gồm: Chuẩn bị xét xử và hòa giải;
– Tòa án thực hiện việc xét xử sơ thẩm vụ án;
– Xét xử phúc thẩm vụ án (nếu có).
Tại khoản 2, Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Do vậy, hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh phải được lập thành văn bản theo quy định.
Tuy nhiên, hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh cũng là một trong những hợp đồng thuê bất động sản, nếu ký hợp đồng với một tổ chức, các nhân hoạt động kinh doanh bất động sản thì sẽ phải chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Trong trường hợp này phải áp dụng theo mẫu ban hành nếu không sẽ vi phạm về hình thức của hợp đồng và dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
Mặt bằng kinh doanh chính là địa điểm được dùng để tổ chức việc kinh doanh, mua bán. Hầu hết các hoạt động giao dịch, mua bán của đơn vị đều được tổ chức tại đây. Vị trí, chất lượng của mặt bằng ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả kinh doanh của các đơn vị.