Ngày nay, khi kinh tế – xã hội phát triển, thì các loại hình doanh nghiệp ngày càng được ưu chuộng; mô hình hợp tác xã dần trở nên xa lạ và gây ra nhiều thắc mắc cho mọi người. Bên cạnh đó, thủ tục đăng ký con dấu hợp tác xã là vấn đề nhiều bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn thủ tục nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Hợp tác xã là gì?
Điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012 (sau đây gọi chung là Luật hợp tác xã) quy định:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.
Căn cứ pháp lý về đăng ký dấu hợp tác xã.
– Nghị định số 99/2016/NĐ-CP 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu.
– Thông tư số 44/2017/TT-BCA quy định về mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước.
– Thông tư số 45/2017/TT-BCA quy định về trình tự đăng ký mẫu con dấu, thu hồi và hủy con dấu, hủy giá trị sử dụng con dấu, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu.
– Thông tư số 218/2016/TT-BTC, ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy phép quản lý pháo; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Con dấu của hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã cho nên hợp tác xã có quyền hoạt động theo nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, hợp tác xã được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình.
Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Trong đó, con dấu của hợp tác xã là dấu được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đóng trên văn bản, giấy tờ của hợp tác xã phục vụ cho công việc kinh doanh cũng như các hoạt động nội bộ khác của hợp tác xã.
Thủ tục đăng ký con dấu hợp tác xã.
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của hợp tác xã có nhu cầu làm con dấu, viết giấy hẹn trả dấu.
Hồ sơ gồm:
– Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp cho hợp tác xã
– Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, Thẻ căn cước công dân hoặc CMND của người nộp hồ sơ
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hoàn thiện thủ tục và đề xuất cấp Giấy phép khắc dấu.
Hồ sơ nộp tại:
– Đội Đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT và con dấu – Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh
Bước 3: Trình lãnh đạo duyệt Giấy phép khắc dấu và chuyển cho cơ sở kinh doanh khắc dấu để sản xuất con dấu.
Bước 4: Nhận con dấu từ cơ sở kinh doanh khắc dấu chuyển đến để làm thủ tục lưu mẫu và hoàn thành giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.
Bước 5: Trả con dấu cho hợp tác xã và làm thủ tục thu lệ phí theo quy định
Hợp tác xã khác gì doanh nghiệp?
Về thành viên:
- Doanh nghiệp: Là cá nhân hoặc tổ chức (Việt Nam hoặc nước ngoài)
- Hợp tác xã: Cá nhân (Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư hợp pháp tại Việt Nam); Hộ gia đình; Tổ chức (Là pháp nhân Việt Nam)
Về kết nạp thành viên:
- Doanh nghiệp: Không kết nạp rộng rãi (Có giới hạn số lượng thành viên tối đa), trừ Công ty cổ phần.
- Hợp tác xã: Kết nạp rộng rãi
Về quyền biểu quyết:
- Doanh nghiệp:
- Theo vốn góp: Công ty cổ phần, Công ty TNHH…
- Không theo vốn góp: Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân
- Hợp tác xã: Bình đẳng với nhau không phụ thuộc vào vốn góp.
Về trách nhiệm tài sản của thành viên:
- Doanh nghiệp: Vô hạn hoặc hữu hạn;
- Vô hạn: thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
- Hữu hạn: thành viên góp vốn của Công ty hợp danh, cổ đông Công ty cổ phần…
- Hợp tác xã: Vô hạn.
Về căn cứ xác định thu nhập:
- Doanh nghiệp: Theo vốn góp;
- Hợp tác xã: Theo vốn góp, mức độ sử dụng sản phẩm hoặc công sức lao động của thành viên.
Về quan tâm, giáo dục, phát triển cộng đồng thành viên:
- Doanh nghiệp: Không;
- Hợp tác xã: Có.
Về nguồn tiêu thụ:
- Doanh nghiệp: Thị trường;
- Hợp tác xã: Thị trường, thành viên.
Về địa vị pháp lý của thành viên:
- Doanh nghiệp: Tư cách nhà đầu tư;
- Hợp tác xã: Tư cách nhà đầu tư, khách hàng sử dụng sản phẩm.
Về phân phối lợi nhuận:
- Doanh nghiệp: Theo tỷ lệ góp vốn;
- Hợp tác xã: Theo vốn góp, công sức lao động, mức độ sử dụng sản phẩm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Khi nào được giảm mức hình phạt đã tuyên?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Lỗi lấn làn đường phạt bao nhiêu tiền năm 2022
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục đăng ký con dấu hợp tác xã năm 2022 như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ bảo hộ logo công ty, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư cơ quan quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức theo quy định.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dấu (điểm g khoản 2 Điều 12): Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hợp tác xã là mô hình tổ chức kinh tế mà có thể thu hút được nhiều thành viên tham gia, tạo điều kiện phát triển cho việc sản xuất, kinh doanh của những cá thể riêng lẻ, thể hiện tính xã hội cao.
Việc quản lý hợp tác xã được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, nên không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn, đóng góp nhiều hay đóng góp ít, các xã viên vẫn được bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề của hoạt động của hợp tác xã.
Thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Trường hợp này, trách nhiệm hữu hạn tạo điều kiện cho cho các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh tránh được tâm lý lo lắng rủi ro khi tham gia vào hợp tác xã.