Khi người lao động tham gia vào các gói an sinh xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đều hi vọng sẽ nhận được những lợi ích tương ứng. Tuy nhiên, nếu người lao động không may rơi vào những trường hợp rủi ro, đột nhiên qua đời thì những khoản bảo hiểm này có mất đi hoặc nếu được hưởng thì ai sẽ có quyền nhận số tiền đó? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin về vấn đề “Người chết có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không?” nhé!
Căn cứ pháp lý
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Không phải bất kì trường hợp nào tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được chi trả trợ cấp thất nghiệp. Vậy người lao động phải thỏa mãn những điều kiện nào để được giải quyết chế độ này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy định pháp luật tại Điều 49 Luật việc làm 2013. Để người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đủ các điều kiện sau đây:
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động (trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng)
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn và có thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc có thời hạn dưới 12 tháng
- Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp đúng thời hạn (trong thời gian 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động ghi trên quyết định nghỉ việc)
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trừ một số trường hợp tại Khoản 4 Điều 49 Luật việc làm 2013 như người lao động chết, đi nghĩa vụ quân sự, ra nước ngoài định cư…
Người chết có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Liên quan đến vấn đề người lao động không may qua đời mà có tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì sự kiện pháp lý này có thể xảy ra ở ba mốc thời điểm khác nhau đó là: người lao động qua đời khi đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc khi đang trong thời gian giải quyết chế độ. Như vậy để trả lời chính xác câu hỏi chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể từng trường hợp:
Trường hợp 1: Người lao động mất khi đang tham gia hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Nếu người lao động rơi vào trường hợp này sẽ không được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp vì căn cứ theo Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp do đích thân người lao động nộp hoặc thông ủy quyền/ hay nộp theo đường bưu điện đối với trường hợp người lao động gặp ốm đau, thiên tai, dịch bệnh. Cho nên người lao động khi qua đời thì thân nhân cũng không thể tự đi nộp hồ sơ được.
Trường hợp 2: Người lao động chết khi đang thực hiện nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
Đối với trường hợp này người lao động vẫn không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp căn cứ theo Điểm e Khoản 4 Điều 49 Luật việc làm 2013
Điều 49. Điều kiện hưởng
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
e) Chết.
Vậy ta thấy nếu trường hợp người lao động đang làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp mà chết thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa (kể cả áp dụng với thân nhân người lao động cũng sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp của người đã chết).
Trường hợp 3: Người lao động chết khi đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo Điểm k Khoản 3 Điều 53 Luật việc làm thì đây cũng chính là một trong những trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 53. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
k) Chết
Trong trường hợp này thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà chết thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp luôn khi người lao động chết. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị mất vào ngày của tháng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả tháng đó.
Như vậy sau khi đã phân tích cụ thể 3 trường hợp trên ta có thể thấy dù ở trường hợp nào thì người lao động khi chết đều không được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà chỉ có thể được giải quyết chế độ theo chế độ tử tuất nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định Luật bảo hiểm xã hội.
Nếu không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sau khi chết người lao động được hưởng trợ cấp gì?
Trường hợp người lao động đã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi chết sẽ được hưởng chế độ tử tuất. Cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 63 Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định Trợ cấp mai táng đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc chết như sau:
1. Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:
a) Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung.
3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, trường hợp người lao động khi chết, thân nhân lo mai táng sẽ được hưởng trợ cấp mai táng phí bằng 10 tháng lương tối thiểu. Ngoài ra còn được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 64 Luật BHXH hoặc tuất 1 lần nếu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 66 Luật BHXH.
Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với người lao động sau khi chết?
Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng.
Khi tính trợ cấp tuất một lần, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có tháng lẻ thì dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm.
Mời bạn xem thêm:
- Khám bệnh vượt tuyến có được hưởng bảo hiểm không?
- Rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không?
- Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Người chết có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không? ” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về Xin hợp pháp hóa lãnh sự; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty; tạm ngừng doanh nghiệp;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động (trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng)
Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn và có thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc có thời hạn dưới 12 tháng
Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp đúng thời hạn (trong thời gian 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động ghi trên quyết định nghỉ việc)
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trừ một số trường hợp tại Khoản 4 Điều 49 Luật việc làm 2013 như người lao động chết, đi nghĩa vụ quân sự, ra nước ngoài định cư…
Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng.