Chào Luật sư. Ở địa phương tôi đang có đợt làm căn cước công dân gắn chíp. Tuy nhiên, tôi đã bị thu hồi sổ hộ khẩu. Vì vậy, tôi lo sợ không làm được căn cước công dân. Tôi lo sợ không có sổ hộ khẩu sẽ không làm được căn cước công dân. Hôm nay tôi gửi câu hỏi đến Luật sư X rằng là: Bị thu sổ hộ khẩu, khi làm căn cước công dân cần mang theo gì? Rất mong nhận được phản hồi sớm. Cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nhiều trường hợp sổ hộ khẩu bị thu hồi
Theo Điều 38 của Luật Cư trú và khoản 2 Điều 26 Thông tư 55 do Bộ Công an ban hành, chỉ khi người dân đi làm các thủ tục sau, dẫn đến thay đổi các thông tin trong Sổ hộ khẩu thì mới bị thu hồi sổ:
- Thủ tục đăng ký thường trú,
- Thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
- Thủ tục tách hộ,
- Thủ tục xóa đăng ký thường trú.
Như vậy, đúng là có trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu. Điều này dẫn đến việc nhiều người dân lo lắng bởi theo thông tin họ có được thì muốn làm CCCD gắn chip cần mang sổ hộ khẩu.
Sổ hộ khẩu sẽ bị hết giá trị sử dụng khi nào?
Theo Khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú 2020, các mốc thời gian quan trọng đối với việc cấp và sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú được quy định như sau:
- Từ ngày 1/7/2021: Thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong các trường hợp có thay đổi thông tin; Không cấp mới sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng; Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
- Từ ngày 1/1/2023: Toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không còn giá trị sử dụng.
Như vậy, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022. Từ ngày 1/1/2023, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không còn giá trị sử dụng.
Bị thu sổ hộ khẩu khi làm căn cước công dân cần mang theo gì?
Theo Thông tư 60/2021/TT-BCA, sau khi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
- Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
- Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
- Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, có 02 trường hợp công dân làm Căn cước công dân phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh nội dung thông tin nhân thân là:
- Chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh.
Tuy nhiên, theo Luật Cư trú 2020, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu và cơ quan đăng ký cư trú thu hồi Sổ hộ khẩu thì tiến hành điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Như vậy, nếu người dân bị thu hồi sổ hộ khẩu, thông tin của họ cũng đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Khi đi làm Căn cước công dân không cần đem theo Sổ hộ khẩu.
Tuy nhiên, nếu có sự điều chỉnh, thì phải mang theo giấy tờ chứng minh. Chẳng hạn, đổi họ thì mang theo giấy khai sinh…
Không còn sổ hộ khẩu, xác nhận thông tin về cư trú thế nào?
Theo Luật Cư trú 2020, từ ngày 1/7/2020, mọi thông tin liên quan đến cư trú được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Ngoài ra, Nghị định 37/2021/NĐ-CP cho phép công dân được khai thác thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư bằng: Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin; hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin; Cổng dịch vụ Công quốc gia; Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Theo quy định nêu trên, người dân có thể tra cứu thông tin về hộ khẩu; thực hiện nhập; xóa; chuyển hộ khẩu; đăng ký tạm trú… trên hệ thống của Cơ sở dữ liệu về cư trú mà không cần sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Cách viết tờ khai căn cước công dân gắn chíp
Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip còn được gọi là thẻ căn cước điện tử (viết tắt là e-ID). Đây là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm; bằng lái… thông qua chip điện tử gắn trên thẻ.
Con chip có kích thước tương tự như trên thẻ ATM. Để truy cập vào thông tin nằm trong chip; các thẻ sẽ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt; hoặc cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID). Thẻ CCCD đóng vai trò làm thiết bị nhận diện; xác thực danh tính và thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Cách viết tờ khai căn cước công dân gắn chip tương tự như cách viết tờ khai căn cước công dân như chúng tôi đã trình bày ở trên.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục đổi thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử
- Cách viết tờ khai căn cước công dân mới
- Ý nghĩa dãy số trên Căn cước công dân gắn chip?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về ”Bị thu sổ hộ khẩu, khi làm căn cước công dân cần mang theo gì?” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về dịch vụ giải thể công ty; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty; tạm ngừng doanh nghiệp;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Từ 01.7.2021, nếu người dân đã được thu thập thông tin dân cư thì việc bị mất Sổ hộ khẩu không ảnh hưởng gì đến việc làm CCCD gắn chip. Nếu thông tin công dân có sự điều chỉnh hoặc sai sót thì chỉ cần cung cáp giấy tờ chứng minh điều chỉnh hoặc sai sót này.
Thực hiện theo Luật cư trú, từ 1-7-2021, Bộ Công an hướng dẫn 7 trường hợp như sau: Thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú; điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú; tách hộ; xóa đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; gia hạn tạm trú; xóa đăng ký tạm trú.
Trường hợp công dân đi làm các thủ tục hành chính sử dụng thông tin về cư trú; mà các cơ sở chuyên ngành chưa kết nối với cơ sở dữ liệu về cư trú thì công dân có thể đề nghị cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cung cấp thông tin về cư trú theo quy định của pháp luật để có cơ sở thực hiện các giao dịch.