Tranh chấp thừa kế hiện nay không phải là một vấn đề xa lạ, theo phong tục tập quán của người Việt Nam, chỉ có con cháu họ nội mới được nhận thừa kế, còn con cháu họ ngoại thì không được hưởng thừa kế, liệu điều này có phù hợp với quy định pháp luật? Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc: cháu ngoại có được hưởng thừa kế không? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Cháu ngoại có được hưởng thừa kế theo di chúc không?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Người để lại di sản có quyền định đoạt tài sản của mình cho bất kì ai theo ý chí của họ.
Do đó, nếu như trong di chúc của ông bà có chỉ định để lại một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế cho cháu ngoại thì cháu ngoại được quyền hưởng di sản thừa kế đó.
Tất nhiên, cần đáp ứng điều kiện về hình thức và nội dung để di chúc này là hợp pháp theo quy định của pháp luật dân sự.
Phần di sản thừa kế mà cháu ngoại được hưởng là phần di sản mà ông bà định đoạt trong di chúc đó.
Cháu ngoại có được hưởng thừa kế theo pháp luật không?
Để được hưởng thừa kế theo pháp luật thì cá nhân trước hết cũng phải đáp ứng điều kiện chung đó là không thuộc trường hợp người không được quyền hưởng di sản quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015.
Tuy nhiên, nếu người cháu đó có một trong những hành vi nêu trên nhưng di chúc ông bà vẫn cho cháu hưởng, mặc dù biết về hành vi đó thì cháu vẫn được chia di sản.
Khi ông bà chết mà không để lại di chúc thì chia thừa kế theo thứ tự ưu tiên hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo đó, đối với di sản thừa kế do ông bà để lại, cháu ngoại được xác định thuộc hàng thừa kế thứ hai.
Như vậy, cháu ngoại vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế từ ông bà nếu chia thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên, người cháu này chỉ được hưởng thừa kế trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, hoặc người thừa kế không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, người cháu ngoại có thể được hưởng thừa kế trong trường hợp thừa kế thế vị.
Căn cứ vào Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, khi ông/bà chết không để lại di chúc thì cháu ngoại có thể được hưởng thừa kế thế vị khi mẹ mình chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông/bà nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật.
Quy định của pháp luật về di chúc.
Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015; di chúc được định nghĩa như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Với quy định này, di chúc phải có các yếu tố sau:
+ Thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác;
+ Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác;
+ Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:
+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế của cháu ngoại.
Khi cháu là người có quyền lợi bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện việc chia di sản của ông, bà ngoại nhưng các bên không thể tự thỏa thuận, hòa giải được thì có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết theo theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Trình tự, thủ tục thực hiện như sau:
- Người khởi kiện soạn đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp phải đáp ứng được các quy định của pháp luật về hình thức theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
- Người khởi kiện cũng phải thu thập những tài liệu, chứng cứ chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm để nộp kèm đơn khởi kiện đến tòa án.
- Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa, gửi bằng đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua thư điện tử đến Tòa án.
- Tòa án có trách nhiệm cấp ngay Giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu người khởi kiên nộp đơn trực tiếp tại Tòa án. Trường hợp gửi bằng dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến, Tòa án phải thông báo cho người khởi kiện trong thời hạn luật định.
- Tòa án xem xét đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện không có đủ những nội dung theo quy định hoặc hình thức không hợp lệ thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện về việc sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện.
- Tòa án thông báo cho người khởi kiện về việc đóng tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp. Sau khi người khởi kiện đóng tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án thì Tòa án thụ lý vụ án. Nếu người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí, Tòa án thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước
- Hướng dẫn viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc
- Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị mới nhất – Tải xuống và xem trước
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
- Kịch bản sinh hoạt chi bộ mới nhất năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cháu ngoại có được hưởng thừa kế không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh, tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định 613 Bộ Luật dân sự 2015 thì Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế. Hàng thừa kế quy định tại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 cụ thể: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.