Tuy là một khoản thu nhỏ trong cơ cấu nguồn thu hàng năm, thuế môn bài giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế; tạo tiền đề cho việc thực hiện tốt công tác thu ngân sách Nhà nước trong cả năm. Các quy định về thuế môn bài mặc dù khá nhiều và rõ ràng nhưng không phải ai cũng có hiểu biết cụ thể về đối tượng nộp thuế, các bậc thuế và các quy định xử phạt. Qua bài viết dưới đây, Luật sư X xin gửi đến độc giả những kiến thức cơ bản về thuế môn bài năm 2023.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 139/2016/NĐ-CP
- Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Thuế môn bài là gì?
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Hiểu đơn giản, đây là mức thuế doanh nghiệp phải nộp hàng năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Thuật ngữ “thuế môn bài” được sử dụng sử dụng khá phổ biến tại Pháp lệnh 10-LCT/HĐNN7 năm 1983. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2017 đến nay, thuật ngữ “thuế môn bài” không còn được sử dụng trong văn bản pháp luật của nhà nước, mà thay vào đó là sử dụng thuật ngữ “lệ phí môn bài”. Trên thực tế, người dân vẫn quen sử dụng cách gọi thuế môn bài.
Đối tượng nộp thuế môn bài
Người nộp thuế môn bài
Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP:
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các trường hợp được miễn nộp thuế môn bài
Căn cứ Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điểm a Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP:
Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:
1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
4. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
5. Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh; văn phòng đại diện địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.
7. Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
Mức thuế môn bài năm 2022
Mức thu đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP:
1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Mức thu đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điểm a Khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP:
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm;
d) Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân; nhóm cá nhân; hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp); trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Quy định xử phạt chậm nộp tờ khai thuế môn bài
Theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại mục (1) nêu trên.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày hoặc nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mức nộp thuế môn bài năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; giấy uỷ quyền xác nhận độc thân; dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự;…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Tìm doanh nghiệp theo mã số thuế như thế nào?
- Vì sao nhà nước phải thu thuế?
- Miễn thuế kinh doanh nhà trọ công nhân
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn nộp thuế môn bài của doanh nghiệp, hộ kinh doanh chậm nhất là ngày 30/1/2022.
Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải nộp tờ khai thuế môn bài lần đầu tiên chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc ra hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp, đơn vị được thành lập mới năm 2022 thì phải nộp tờ khai thuế môn bài lần đầu chậm nhất là ngày 30/01/2023.
Cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh không phải nộp tờ khai thuế môn bài. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền thuế môn bài phải nộp cho cá nhân/hộ kinh doanh.