Giấy đi đường là văn bản ghi nhận làm căn cứ chứng minh việc cử cán bộ, công nhân viên và người lao động đi làm việc thực tế theo yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị tổ chức đồng thời giấy đi đường được sử dụng để thanh toán tiền công tác phí, tiền tàu xe, ăn ở về sau. Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ gửi đến bạn mẫu giấy đi đường mới nhất. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc
Giấy đi đường là gì?
Giấy đi đường là một loại văn bản, tài liệu giấy tờ dùng làm căn cứ để người lao động hay cán bộ công nhân viên chức làm một số thủ tục khi đến địa điểm công tác theo sự phân công nhiệm vụ nhất định của đơn vị.
Đồng thời, giấy đi đường cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết để người lao động hay cán bộ công nhân viên chức sử dụng để làm căn cứ và cơ sở nhằm thanh toán các khoản tài chính được cho là phí công tác sau khi đã hoàn thành quá trình công tác theo sự chỉ đạo từ cấp trên có thẩm quyền.
Giấy đi đường dùng để làm gì?
Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp.
Như vậy không thể phủ nhận vai trò của giấy đi đường là một loại văn bản, giấy tờ có vai trò rất quan trọng trong quá trình công tác của người lao động.
Nó được xem như là một loại văn bản có tính hợp pháp, là điều kiện để người lao động có thể đề nghị và yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, bắt buộc phải thực hiện thanh toán khoản tài chính được xem là chi phí hợp lý cho chuyến đi công tác.
Tải xuống mẫu giấy đi đường năm 2022
Giấy đi đường có bắt buộc không?
Hiện nay, một số người lao động mặc dù biết, nghe thấy khá nhiều về giấy đi đường nhưng vì mỗi người có mỗi tính chất công việc khác nhau cũng như quá trình đi công tác là không giống nhau và chế độ của các công ty là khác nhau. Vì vậy, một bộ phận lớn người lao động còn hoang mang và mơ hồ trong vấn đề liên quan đến giấy đi đường, và ngại làm thủ tục liên quan đến giấy đi đường.
Song chúng tôi nghĩ nếu như vậy, thiệt nhất vẫn là người lao động. Bởi trong trường hợp người lao động được cử đi công tác trong vòng 1 tuần lễ, với các khoản chỉ phí đi lại, di chuyển cũng như các khoản chi phí ăn uống, sử dụng dịch vụ, tiếp khách, phí thuê khách sạn, nhà nghỉ với các thành phố lớn thì chi phí mất khoảng hơn 8-10 triệu đồng.
Sau đó trở về cơ quan để yêu cầu bộ phận kế toán thanh toán công tác phí nhưng khi yêu cầu xuất trình giấy đi đường, lại không có thì xem như người lao động sẽ mất luôn khoản tiền này rồi.
Chính vì vậy, trong các thủ tục để thanh toán công tác phí, chúng ta có thể nhận ra giấy đi đường có một vai trò vô cùng quan trọng mà người lao động nhất định không được bỏ qua. Đây là một trong những thủ tục cần thiết để một người lao động có thể yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức thanh toán công tác phí.
Như vậy để đảm bảo cho quyền lợi của người lao động thì giấy đi đường là một loại giấy tờ bắt buộc phải có trong việc làm thủ tục nhận công tác phí, ứng công tác phí cả trong hai trường hợp công tác trong nước hay công tác nước ngoài.
Giấy đi đường chỉ không bắt buộc trong trường hợp doanh nghiệp đã khoán cho người lao động một khoản công tác phí. Tuy nhiên, để thanh toán khoản tài chính này, bạn cũng cần phải có những hóa đơn, chứng từ về việc đi lại, ăn ở và các phí bạn sử dụng khác để phục vụ trong quá trình công tác.
Hướng dẫn cách ghi giấy đi đường chuẩn
Thực tế cho đến nay thì nhiều người lao động được doanh nghiệp cử đi công tác song vẫn không biết đến loại giấy tờ này cũng như cách viết loại giấy này. Để không làm người lao động phải xảy ra sai sót, chúng tôi xin hướng dẫn cách viết giấy đi đường theo các bước như sau:
Sau khi người lao động nhận được quyết định cử đi công tác từ đơn vị, doanh nghiệp hay tổ chức thì giấy đi đường sẽ do bộ phận hành chính làm thủ tục, nhiệm vụ của người lao động là điền các thông tin theo mẫu sẵn vào giấy đi đường.
– Cột A: người lao động điền thông tin về địa điểm đi công tác và địa điểm đến công tác.
+ Cột thứ nhất: người lao động điền rõ thông tin về thời gian bắt đầu đi công tác và thời gian đến công tác, chú ý cần xác nhận từ người có thẩm quyền tại nơi nhận công tác, bao gồm cả chữ ký và đóng dấu.
+ Cột thứ hai: Người lao động điền rõ thông tin về phương tiện di chuyển khi sử dụng đi công tác như máy bay, xe khách, tàu… Nếu đi phương tiện thuộc cơ quan hay doanh nghiệp thì phải ghi rõ ra thuộc phương tiện nào…
+ Cột thứ ba: người lao động điền rõ thông tin về số ngày công tác, nghĩa là thời hạn công tác. Ví dụ: số ngày công tác: 10 ngày.
+ Cộ thứ bốn: người lao động ghi rõ lý do lưu trú khi đi công tác. Chẳng hạn, lý do lưu trú: công tác theo yêu cầu phân công của giám đốc công ty TNHH Thiên Phong.
– Cột B: đây là cột mà người lao động cần có nhiệm vụ liên hệ vời người có trách nhiệm cũng như có thẩm quyền nơi người lao động đến công tác để lấy xác nhận, bao gồm cả việc đóng dấu và xin chữ ký.
– Giấy đi đường sau khi được người lao động hoàn thành sẽ kèm theo các loại thủ thục khác như hóa đơn, chứng từ đi lại, ăn ở, sinh hoạt, tiếp khách,… xuất trình lại cho bộ phận kế toán của doanh nghiệp, đơn vị để yêu cầu cấp chi phí công tác.
Lưu ý:
– Trình bày rõ khoảng thời gian hoặc ngày, tháng, năm bạn đi công tác;
– Trình bày rõ những khoản chi tiêu dự tính trong toàn bộ thời gian công tác, và trong quá trình công tác, phải gửi tất cả những hoá đơn chứng từ đã chi tiêu hợp lý trong khoản thời gian này để sau này làm công tác khấu trừ chính xác;
– Lý do và quyết định công tác cần phải chuẩn bị để xuất trình trước khi xin giấy đi đường của bộ phận kế toán;
– Khi đi công tác về, bạn cần xuất trình giấy đi đường để được xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú. Sau đó xuất trình kèm theo hóa đơn chứng từ trong thời gian bạn đi công tác để được hưởng khấu trừ thanh toán phí và tiền tạm ứng trước cho bộ phận kế toán;
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tìm doanh nghiệp theo mã số thuế
- Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh giữa hai cá nhân mới
- Hướng dẫn cách viết biên bản họp phụ huynh
- Mẫu nội quy công ty mới nhất năm 2022
- Mẫu hợp đồng góp vốn công ty cổ phần mới nhất
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu giấy đi đường mới nhất″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục xin xác nhận độc thân tại hà nội; cách tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp.
Căn cứ hướng dẫn công văn số 6445/CAHN-VTTHCY. Có 4 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường cụ thể như sau:
– Nhóm do thủ trưởng cơ quan cấp
– Nhóm đối tượng Doanh nghiệp/Tổ chức do Phòng Cảnh sát giao thông cấp
– Nhóm đối tượng do Công an xã, phường thị trấn cấp giấy đi đường
– Nhóm đối tượng do UBND xã, phường, thị trấn cấp cấp giấy đi đường