Một trong những băn khoăn mà nhiều người lao động đặt ra sau khi nghỉ việc đó là thủ tục bảo hiểm thất nghiệp làm như thế nào để được nhận trợ cấp nhanh nhất. Trợ cấp thất nghiệp là một khoản kinh phí rất quan trọng để hỗ trợ cho người lao động trong khoảng thời gian chưa tìm kiếm được việc làm. Vậy thì đi làm bảo hiểm thất nghiệp cần những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để được tư vấn cụ thể.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện được chi trả bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định, 5 điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Là người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đang đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ một số trường hợp đặc biệt có quy định riêng.
- Đủ điều kiện về thời gian đóng BHTN:
- Đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc xác định hoặc không xác định thời hạn.
- Đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
- Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ một số trường hợp theo quy định.
Theo điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp quy định hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Thủ tục để làm bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
Để làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp, nếu người lao động đủ điều kiện nêu trên thì cần chuẩn bị các hồ sơ theo quy định tại Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ hưởng BHTN bao gồm các giấy tờ sau:
- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác minh việc đã chấm dứt hợp đồng như: quyết định chấm thôi việc, sa thải, kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc.
- Giấy tờ cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân,…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, người lao động thực hiện nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo các bước:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 17, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong thời gian 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nếu lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho các trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương.
Bước 2: Chờ kết quả giải quyết hồ sơ
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ xác nhận giải quyết chế độ BHTN.
Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm sẽ quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp. Thời điểm bắt đầu được hưởng trợ cấp được tính từ ngày làm việc thứ 16 kể từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3: Nhận chi trả trợ cấp thất nghiệp
Nếu đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp từ cơ quan BHXH tại địa phương.
Hàng tháng, cơ quan BHXH sẽ chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 này kể từ ngày tính hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu không có quyết định tạm dừng hoặc ngừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn xin gia nhập hội cựu chiến binh mới 2022
- Không có mã số thuế cá nhân thì sẽ như thế nào?
- Cách viết bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì nhanh
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Đi làm bảo hiểm thất nghiệp cần những gì?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về giải quyết trợ cấp thất nghiệp như sau :
Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Mức hưởng:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
– Thời gian hưởng:
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.