Hiện nay, có rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ được quy định về việc phải nộp phạt thêm tiền khi đến thời hạn mà chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang thắc mắc liệu đến hẹn rồi mà vẫn để xe ở đó thì có phải trả thêm tiền cho những ngày xe của mình nằm bãi tại cơ quan hay không? Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn 1 năm thì bị xử lí như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để có thể giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn 1 năm
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
Các lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến của xe máy
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2020 và thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP, Luật sư X tổng hợp một số quy định pháp luật về các lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến hiện nay như sau:
– Lỗi Điều khiển xe máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
– Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách: Phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
– Chở quá số người quy định
Người điều khiển xe máy chỉ được chở theo 01 người trên xe. Nếu chở theo 02 người trên xe sẽ bị phạt từ 200.000 đồng – 300.000 đồng; nếu chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật thì không bị xử phạt (điểm l khoản 3 Điều 6).
– Chở theo 3 người trở lên trên xe: Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
– Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”: Phạt từ 100.000 – 200.000 ngàn đồng.
– Đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy: Phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
– Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh: Phạt từ 600.000 – 1.000.000 đồng.
– Vượt đèn đỏ: Người đi xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng (điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 100). Lưu ý, mức phạt này cũng sẽ áp dụng đối với trường hợp vượt đèn vàng trái quy định.
– Vượt đèn vàng khi sắp chuyển sang đèn đỏ:Phạt từ 600.000 – 1.000.000 đồng.
– Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
– Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
– Điều khiển xe máy khi chưa đủ 16 tuổi: Phạt cảnh cáo.
Hiện nay, các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể,chi tiết. Vì vậy, hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật trên được coi là vi phạm luật giao thông.
Theo khoản 1 Điều 78, khoản 1, 2 Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020), việc nộp phạt vi phạm hành chính có thể thực hiện một lần hoặc nhiều lần. Cụ thể như sau:
Đối với nộp phạt một lần: Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Đối với nộp phạt nhiều lần: Đối với cá nhân, để được nộp phạt nhiều lần thì phải đáp ứng điều kiện là bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên và đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế, có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần, Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.
Bên cạnh đó, thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 6 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 3 lần và mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Về việc nộp chậm: Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 153/2013/TT-BTC quy định nội dung trên:
1. Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Như vậy, Tiền nộp phạt = Tiền phạt chưa nộp + (Tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)
Theo đó, số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.
Có thể bạn quan tâm
- Cách viết bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì mới 2022
- Mẫu đơn xin gia nhập hội cựu chiến binh mới 2022
- Đăng ký khuyến mãi sở công thương nhanh năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn 1 năm. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công văn tạm dừng kinh doanh, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Luật giao thông đường bộ
Luật Giao thông đường thuỷ nội địa
Bộ Luật Hình sự
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa.
– Vi phạm có các dấu hiệu cơ bản sau:
+ Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động;
+ Là hành ví trái quy định của pháp luật giao thông. Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ làm không đúng điều pháp luật cho phép, không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm;
+ Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể – trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật;
+ Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, tức là hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo luật định, không mắc các bệnh tâm thần, có khả năng nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và hậu quả pháp lí của nó.