Ngày 26/8/2020, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011. Luật sư X mời bạn đọc tham khảo nội dung và tải xuống văn bản này.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 26/2020/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Nguyễn Hữu Độ | |
Ngày ban hành: | 26/08/2020 | Ngày hiệu lực: | 11/10/2020 | |
Ngày công báo: | 19/09/2020 | Số công báo: | Từ số 881 đến số 882 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Theo đó, điểm trung bình môn học kì là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì với các hệ số quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 58.
Điểm trung bình môn học kì được tính như sau:
ĐTBmhk = (TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck) : (Số ĐĐGtx + 5)
Trong đó:
TĐĐGtx : Tổng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên
ĐĐGgk : Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì
ĐĐGck : Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì
ĐĐGtx : Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên
Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 11/10/2020.
Xem trước và tải xuống Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT
Có bao nhiêu bậc xếp loại kết quả rèn luyện
Nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện:
– Thực hiện nghiêm túc quy trình và các tiêu chí đánh giá được quy định tại quy chế này; đảm bảo khách quan, công khai, công bằng, chính xác.
– Đảm bảo yếu tố bình đẳng, dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của người được đánh giá.
– Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ các bộ phận; các đơn vị có liên quan trong nhà trường tham gia công tác đánh giá kết quả rèn luyện của người học.
Bộ GD-ĐT không quy định dùng điểm rèn luyện xếp loại tốt nghiệp. Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên đại học hệ chính quy của Bộ GD-ĐT nêu rõ:
– Kết quả đánh giá rèn luyện của người học;được sử dụng trong việc xét duyệt học bổng; xét khen thưởng – kỷ luật, xét thôi học, ngừng học; xét lưu trú ký túc xá, xét giải quyết việc làm thêm, xét miễn giảm chi phí; dịch vụ và sinh hoạt trong ký túc xá và các ưu tiên khác tùy theo quy định của trường.
– Đồng thời làm căn cứ để xét thi tốt nghiệp, làm luận văn hoặc khóa luận tốt nghiệp; được ghi chung vào bảng điểm kết quả học tập; và lưu trong hồ sơ của người học khi tốt nghiệp ra trường.
– Người học bị xếp loại rèn luyện yếu, kém trong hai học kỳ liên tiếp; thì phải tạm ngừng học ít nhất một học kỳ ở học kỳ tiếp theo; và nếu bị xếp loại rèn luyện yếu, kém hai học kỳ liên tiếp lần thứ hai; thì sẽ bị buộc thôi học.
Quy định về dạy thêm học thêm của bộ giáo dục
Việc dạy thêm, học thêm không chỉ đáp ứng nhu cầu về việc học thêm kiến thức của học sinh mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho người dạy. Thế nhưng việc dạy và học thêm cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định.
Những nguyên tắc của dạy thêm và học thêm:
- Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
- Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
- Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
- Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
- Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Bộ hồ sơ thi tốt nghiệp THPT
Hồ sơ thi thpt quốc gia là Bộ hồ sơ do Bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu các thí sinh phải tự chuẩn bị để dự tuyển.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 13 Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định về hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT:
a) Đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này, hồ sơ ĐKDT gồm: 02 Phiếu ĐKDT giống nhau; bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu (gọi chung là bản sao), học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp; các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có), bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; 02 ảnh cỡ 4×6 cm;
b) Đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Quy chế này, ngoài các hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, hồ sơ ĐKDT phải có thêm: Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh ĐKDT về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Quy chế này; bản sao Bằng tốt nghiệp THCS; Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận;
Mời bạn xem thêm
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật theo quy định
- Văn phòng công chứng là gì? Quy định pháp luật về văn phòng công chứng
- Giấy xác nhận công tác tại cơ quan nhà nước
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ban hành ngày 26/08/2020”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, giấy uỷ quyền xác nhận độc thân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc mã số thuế cá nhân tra cứu, tra cứu thông tin quy hoạch, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên
Kiểm tra, đánh giá định kì
Trong mỗi học kì, số ĐĐGtx, ĐĐGgk và ĐĐGck của một học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm cả chủ đề tự chọn) như sau:
a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
– Môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học: 2 ĐĐGtx;
– Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học: 3 ĐĐGtx;
– Môn học có từ trên 70 tiết/năm học: 4 ĐĐGtx.
b) Kiểm tra, đánh giá định kì:
Trong mỗi học kì, một môn học có 01 (một) ĐĐGgk và 01 (một) ĐĐGck;
1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
3. Học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen.”.