Khi quản lý nhà nước cần có sự thống nhất trong từng cấp thì hoạt động quản lý mới hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thực trạng quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ ở nước ta hiện nay nhé!
Thực trạng quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ ở nước ta hiện nay
Quản lý nhà nước theo ngành
ngành được xem là một tổng thể các đơn vị, tổ chức sản xuất hay kinh doanh cùng một sản phẩm, mặt hàng không phân biệt quy mô và thành phần kinh tế như thế nào. Tuy nhiên, lao động quản lý thị trường ngày càng đa dạng và phức tạp.
Do đó, một chủ thể có thể quản lý nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không hẳn là tập trung vào một ngành, một lĩnh vực như trước đây. Chủ thể quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối, phân công nhiệm vụ, giao thoa giữa các ngành với nhau.
Việc quản lý nhà nước theo ngành đã và đang được phân chia và kiểm soát quyền lực theo ngành dọc và ngành ngang. Quyền lực nhà nước theo ngành dọc là gì?
Đây là cách phân chia mà mỗi nhiệm vụ của chính quyền sẽ được giao cho đơn vị nhỏ nhất đảm nhiệm nhiệm vụ đó. Cơ quan quản lý ngành sẽ hoạt động một cách chuyên môn hóa nhằm thực hiện công việc nhất định đã được đặt ra.
Vậy còn phân chia theo ngành ngang?
Khi đó, quyền lực nhà nước sẽ được phân đều cho các nhánh, các cơ quan khác nhau nắm giữ, không xảy ra trường hợp bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nắm toàn quyền.
Việc thực hiện quản lý nhà nước theo ngành sẽ giúp cho việc phát triển ngành theo những mục tiêu riêng. Đồng thời, việc quản lý còn giúp hoạt động ngành mang tính kết hợp cơ quan quản lý quyền lực, phối hợp thực hiện những chiến lược mang tính lâu dài, mục tiêu quốc gia bền vững.
Ngoài ra, quản lý theo ngành còn được đánh giá là có tính định hướng và mục đích tác động vào từng ngành nghề chuyên môn. Song song với giá trị định hướng, các hệ thống, cơ quan không phụ thuộc vào cấp quản lý và các thành phần cấu thành nên kinh tế – xã hội.
Đòi hỏi hình thành những mối quan hệ chuyên môn như kinh tế – xã hội hay kinh tế – kỹ thuật giữa các cơ quan quản lý với nhau trong cùng một hệ thống ngành.
Một số nội dung chính của quản lý nhà nước theo ngành:
- Ban hành quyết định pháp luật.
- Chính sách và chế độ thuộc tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật mang tính chuyên môn.
- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ ngành.
- Kế hoạch hóa phát triển ngành.
- Thực hiện quản lý, kiểm tra khoản thu chi trong toàn ngành.
Quản lý nhà nước theo lãnh thổ
Khái niệm lãnh thổ được hiểu là một phần đất liền, vùng nước, không gian hoặc lòng đất có giới hạn, nằm dưới sự quản lý của chính quyền một quốc gia, chính quyền trung ương hoặc địa phương. Lãnh thổ bên trong nước ta được hình thành thông qua quyết định về thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc các cấp tương ứng nhằm xác định địa giới hành chính.
Quản lý nhà nước theo lãnh thổ ở nước ta theo hình thức quản lý theo địa phương nằm trong đề mục phân cấp quản lý nhà nước thuộc về cơ quan chính phủ.
Các hoạt động quản lý nhà nước theo lãnh thổ chủ yếu là quản lý tổng hợp theo địa phương như giám sát, điều hành các hoạt động kinh tế, xã hội đồng thời ra các quyết định, hoạt động ở địa phương dựa vào chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Việc phân chia địa giới hành chính thường được tổ chức theo quy mô hợp lý dựa vào các yếu tố cơ bản kinh tế, chính trị, xã hội.
Từ đó sẽ đảm bảo và giúp ích cho các hoạt động quản lý ở địa phương diễn ra tốt và đạt được hiệu quả nhất định. Quản lý nhà nước theo lãnh thổ hay địa phương chủ yếu tập trung các hoạt động:
- Tập trung xây dựng kế hoạch để phát triển kinh tế- xã hội.
- Phát triển thành phố, nông thôn.
- Phát triển tổng thể theo kế hoạch lâu dài, mang tính chu kỳ hàng năm của từng địa phương.
- Thực hiện chủ trương, phương pháp phát huy tiềm năng của địa phương về kinh tế – xã hội.
- Cải thiện đời sống, thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ.
Thực trạng quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ ở nước ta
Quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ ở nước ta hiện nay được xem là nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính. Các công việc, hoạt động cần quản lý với một hệ thống lớn đòi hỏi kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ mang tính chất phức tạp, đa dạng mang lại nhiều lợi ích.
Trong các hoạt động phát triển của địa phương, vùng lãnh thổ cần chú trọng phát triển ngành. Ngược lại, việc quản lý theo ngành cũng cần kết hợp và lưu ý đến phát triển lợi ích, hoạt động của địa phương, vùng lãnh thổ. Đây được xem là sự tương hỗ lẫn nhau.
Sự kết nối của các thành phần trong bộ máy nhà nước sẽ tạo ra sự quy hoạch toàn diện trong phát triển kinh tế- xã hội. Từ đó, đảm bảo phát triển các lợi ích quốc gia bền vững và lâu dài.
Để Nhà nước trở thành một thể thống nhất và vững mạnh thì công tác quản lý ở từng cấp cơ sở phải được chú ý phát triển. Nhờ đó, công tác quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ ở nước ta hiện nay đang được chú trọng. Do đó, công tác đã mang lại những thành công nhất định của Nhà Nước.
Có thể bạn quan tâm:
- So sánh quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước theo quy định mới nhất
- Quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội của công dân
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thực trạng quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ ở nước ta hiện nay”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, xin xác nhận độc thân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp thức hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Quản lý nhà nước theo ngành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế – kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được với yêu cầu của nhà nước và xã hội.
Quản lý nhà nước theo lãnh thổ là việc quản lý nhà nước trên một phạm vi nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của Nhà nước. Theo quy định của pháp luật nước ta, việc quản lý theo lãnh thổ được thực hiện ở:
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
– Xã, phường, thị trấn;
– Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.