Thời gian vừa qua đã xuất hiện rất nhiều vụ việc liên quan đến chia sẻ hình ảnh, video có tính chất xâm phạm đến đời tư cá nhân của người khác gây xôn xao trong dư luận. Những hình ảnh, video đó đều xuất phát từ hành vi quay lén. Vậy quay lén người khác có phạm tội không? Quay lén người khác bị tội gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên tới bạn đọc. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Quay lén người khác bị tội gì?
Theo quy định tại Điều 38 Bộ Luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Theo đó, mọi hành vi nhằm thu thập, lưu trữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bó mật cá nhân phải được sự đồng ý của người đó.
Do đó, hành vi quay lén người khác đã xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân của người khác.
Tùy thuộc vào mục đích, mức độ của hành vi, người có hành vi quay lén có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Quay lén người khác bị tội gì theo quy định?
Để xem xét về trách nhiệm hình sự đối với hành vi quay lén người khác, cần căn cứ vào mục đích, tính chất, mức độ của hành vi.
Nếu người có hành vi sử dụng hình ảnh, thông tin đã quay lén của người khác với mục đích làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, làm giảm uy tín của cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Thông thường, người có hành vi quay lén hình ảnh, video mang tính chất đời tư cá nhân và phát tán thì sẽ được coi là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Theo đó, hình phạt được áp dụng sẽ là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù lên đến 02 năm.
Nếu người có hành vi quay lén người khác, sau đó tàng trữ, lưu hành, trao đổi, vận chuyển, mua bán nhằm phổ biến hình ảnh, video quay lén với nội dung nhạy cảm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy theo quy định tại Điều 326 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Hình phạt đối với tội này bao gồm phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, trong đó, mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm. Hành vi quay lén người khác vi phạm nghiêm trọng đến quyền về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân.
Cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác
Mặt khách quan của tội làm nhục người khác:
Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác:
Thể hiện bằng việc làm: gồm có những hành vi chụp ảnh trộm; quay lén hành động của người khác để bêu rếu. Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi dùng phương tiện nguy hiểm để khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.
Tất cả những hành vi, thủ đoạn trên chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Đặc trưng của hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.
Khách thể của tội làm nhục người khác:
Hành vi của tội phạm làm nhục người khác nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.
Chủ thể của tội làm nhục người khác:
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Quy định tại Điểu 12 Bộ luật Hình sự
Việc tung clip quay người khác lên mạng để tố cáo có vi phạm pháp luật không?
Hình thức tố cáo: Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn; hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, việc tung clip quay người khác lên mạng nhằm tố giác hành vi sai lệch không được xem là tố cáo.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.“
Như vậy, đối với việc tự ý tung clip người khác lên mạng mà chưa được sự đồng ý từ người đó là vi phạm pháp luật.
Đồng thời, điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP cũng nêu rõ, phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi:
“Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật“.
Trường hợp cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng ½ mức phạt đối với tổ chức. Điều này đồng nghĩa với việc, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng.
Đối với việc tung clip người khác lên mạng trái phép gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự với từng tội danh tương ứng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy xác nhận thu nhập để quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022
- Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất
- Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
- Cố ý lây truyền hiv cho người khác
- Mẫu biên bản bàn giao công việc và tài sản
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quay lén người khác bị tội gì?″. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục xin giải thể công ty cổ phần; hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, mã số thuế cá nhân tra cứu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, tra cứu quy hoạch xây dựng của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hành vi quay lén là một người sử dụng một hoặc nhiều phương tiện (camera, máy điện thoại, máy quay…) có công dụng ghi hình để quay một người khác khi chưa được sự cho phép của người bị quay.
Theo quy định tại điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, người có hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.