“Thưa luật sư, vừa rồi em có đi làm vội không để ý nên vượt đèn đỏ và điều khiển quá tốc độ, công an có thu giữ giấy tờ xe của em. Nhưng đến nay cũng 2 tháng vì quá bận bịu, phần nữa do nhà xa cũng ngại đi nên không kịp đến cơ quan công an nộp phạt. Em hơi lo nên muốn hỏi là có ảnh hưởng gì lớn không và có cần nộp phạt như thế nào ạ?”
Cảm ơn vì bạn đã gửi câu hỏi, đối với trường hợp này Luật sư X xin có Cách xử lý khi quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ như sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 115/2013/NĐ-CP
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Cách xử lý khi quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ
Khi tham gia giao thông, rất nhiều người có hành vi vi phạm khiến CSGT yêu cầu dừng xe, xử phạt, thậm chí là tạm thu bằng lái xe. Nhưng đôi khi có trường hợp quên hay vì một số lý do nào đó mà không tới nộp phạt để lấy lại GPLX và đã quá hạn thời gian nộp phạt. Đối với những tình huống như vậy sẽ được xử lý cụ thể:
Căn cứ điều 78 trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về Thủ tục nộp tiền phạt:
“1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt. Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt…”
Như vậy theo quy định tại Điều 12 Thông tư 11/2013/TT-BCA thì quá thời hạn hẹn đến giải quyết ghi trong biên bản vi phạm hành chính và đã bị tạm giữ giấy phép lái xe mà người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ, nếu tiếp tục vi phạm hành vi mới thì phải lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ và hành vi vi phạm mới, tiến hành tạm giữ một trong các loại giấy tờ còn lại hoặc tạm giữ phương tiện.
Bị giữ giấy phép lái xe không đến nộp phạt xử lý như the nào?
Quyền sử dụng giấy phép của người vi phạm sẽ không chịu tác động nhiều bởi việc tạm giữ GPLX. Trừ trường hợp nếu quá thời hạn mà không đến giải quyết và vẫn tiếp tục điều khiển xe thì sẽ bị phạt như không có giấy tờ xe (Căn cứ khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP):
Mức phạt như sau:
1, Xe máy: 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng;
2, Ô tô: Từ 04 – 06 triệu đồng.
Như vậy, nếu muốn được sử dụng xe để tham gia giao thông thì người vi phạm nên nộp phạt đúng hạn như trên biên bản.
Nếu không có lý do chính đáng, người có thẩm quyền phải xử lý GPLX theo Điều 17 Nghị định 115/2013/NĐ-CP:
Thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng;
Niêm yết công khai tại trụ sở của người tạm giữ GPLX.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu người vi phạm không đến nộp phạt và nhận GPLX thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định tịch thu và có thể tiêu hủy theo quy định tại Điều 109 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.
Thêm nữa 30 ngày thông báo công khai mà người vi phạm giao thông đến nộp phạt để nhận lại GPLX thì có thể phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp.
Nếu vi phạm giao thông, bị giữ GPLX và không nộp phạt đúng hạn mà không có lý do chính đáng thì vẫn có thể được lấy lại GPLX. Tuy nhiên, lúc này, người vi phạm phải nộp thêm số tiền chậm nộp phạt cho mỗi ngày chậm nộp. Vì vậy mọi người khi ra đường nên chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông. Nếu chẳng may bị tạm giữ GPLX thì cũng nên nộp phạt đúng hạn để sớm nhận lại giấy tờ.
Chủ phương tiện sẽ bị tạm giữ giấy phép lái xe trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016 của Chính phủ, tạm giữ giấy phép lái xe (GPLX) là biện pháp ngăn chặn nhằm bảo đảm thực hiện quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết căn cứ để ra quyết định xử phạt.
Theo đó, chủ phương tiện chỉ bị tạm giữ GPLX trong các trường hợp:
– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;
– Để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt khi hành vi vi phạm chỉ áp dụng hình thức phạt tiền.
Căn cứ khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: trong trường hợp chỉ áp dụng phạt tiền thì CSGT có quyền tạm giữ GPLX đến khi người vi phạm thực hiện xong việc nộp phạt.
Và khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: thời hạn tạm giữ GPLX là 07 ngày kể từ ngày tạm giữ. Thời gian này có thể bị kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày khi vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải xác minh thêm.
Lưu ý: Việc tạm giữ GPLX của người tham gia giao thông phải được lập thành 02 bản biên bản, mỗi bên giữ 01 bản. Trong biên bản ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng và có chữ ký của CSGT, người vi phạm.
Mời bạn xem thêm
- Không nộp phạt nguội vi phạm giao thông bị xử lý như thế nào?
- Đi xe vào làn đường BRT bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Thủ tục đổi giấy phép lái xe hết hạn sử dụng năm 2021
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Cách xử lý khi quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan một số vấn đề khác như: xin hợp pháp hóa lãnh sự., thành lập công ty, giải thể doanh nghiệp,…. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, việc tạm giữ bằng lái xe phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt/hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội/quyết định xử phạt được thi hành.
Để lấy lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ, người vi phạm phải nộp phạt vi phạm giao thông.
Sau khi nộp phạt, người vi phạm sẽ nhận được biên lai thu tiền, tiếp đó mang biên lai này đến Phòng CSGT/Đội CSGT… được ghi trong Quyết định xử phạt để xuất trình, lấy lại giấy phép lái xe bị giữ.
Các loại giấy tờ mà CSGT có thể tạm giữ:
– Nếu chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt tiền, CSGT có thể tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
– Nếu còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thì bị tạm giữ các giấy tờ này. Trường hợp không có các giấy tờ này thì bị tạm giữ xe.