Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động. Cùng Luật sư X tìm hiểu về lương tháng sáu triệu rưỡi đóng bảo hiểm bao nhiêu qua bài viết dưới đây.
Quy định lương tháng sáu triệu rưỡi triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có quyền:
“1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động…“.
Người sử dụng lao động phải có những trách nhiệm sau:
- Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật…
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc gồm:
- Mức lương;
- Phụ cấp;
- Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Căn cứ theo quy định tại điểm 2.6 khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất: Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu năm 2022
- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
- Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so mức lương làm việc ở điều kiện bình thường hoặc có độ phức tạp tương đương khi làm việc ở điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2022 không tăng do đó mức lương đóng bảo hiểm xã hội 2022 được thực hiện theo nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Thứ hai: Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tối đa năm 2022
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 của Quyết định 595/QĐ-BHXH thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
Theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.
Như vậy mức lương tháng cao nhất để đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 sẽ là 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.
Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng của người lao động được xác định bằng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo quy định tại Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội, điều 6, khoản 1 điều 15 và khoản 1 điều 18 của quyết định 595/QĐ-BHXH thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đồng thời là mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Mức tiền đóng BHXH bắt buộc hàng tháng | = | Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc | x | Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc |
Trong đó mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động: tiền lương; phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lư động; phụ cấp thu hút; các phụ cấp có tính chất tương tự; các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Đối với mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung như đã nêu ở trên sẽ là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
Các khoản thu nhập không tính để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có: tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; tiền hỗ trợ xăng xe; khoản hỗ trợ điện thoại; khoản hỗ trợ đi lại; khoản hỗ trợ tiền nhà ở; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết; khoản trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bệnh nghề nghiệp;….và những khoản hỗ trợ, khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật.
Lương tháng sáu triệu rưỡi triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?
Tỷ lệ % đóng bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác định như sau:
– Đối với lao động Việt Nam
- Người sử dụng lao động đóng 21,5% trong đó: 14% hưu trí, tử tuất; 3% ốm đau, thai sản; 1% bảo hiểm thất nghiệp; 3% bảo hiểm y tế, 0,5% tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Người lao động Việt Nam đóng 10,5% trong đó: 8% hưu trí, tử tuất; 1% bảo hiểm thất nghiệp; 1,5% bảo hiểm y tế.
- Tổng cộng là 32%.
– Đối với người lao động nước ngoài
- Người sử dụng lao động đóng 6,5% trong đó: 3% ốm đau thai sản, 0,5% tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 3% bảo hiểm y tế;
- Người lao động nước ngoài đóng 1,5% bảo hiểm y tế;
- Tổng cộng là 8%.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính dựa trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Ngoài bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì hàng tháng doanh nghiệp còn phải đóng kinh phí công đoàn là 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội và nộp cho liên đoàn lao động quận/huyện) đối với những doanh nghiệp sử dụng ít nhất từ 10 lao động trở lên.
Khi tham gia lao động và đóng bảo hiểm xã hội rất nhiều người lao động quan tâm đến việc với mức lương các nhau thì số tiền đóng bảo hiểm xã hội như thế nào.
Dựa vào cách tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội nêu ở trên thì lương 6,5 triệu sẽ xác định mức đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Đối với trường hợp người lao động làm việc tại công ty và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì:
– Người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội là 17% trong đó 14% là quỹ hưu trí, tử tuất và 3% là quỹ ốm đau, thai sản.
Theo đó người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội là 17% x 6.500.000 = 1.105.000 đồng.
– Người lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội là 8% quỹ hưu trí tử tuất.
Theo đó mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 8% x 6.500.000 = 520.000 đồng.
Vậy tổng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động là 1.105.000 + 520.000 = 1.625.000 đồng.
Như đã phân tích ở trên thì mới mức lương là 6.500.000 đồng thì người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội với số tiền là 1.105.000 đồng còn người lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội với số tiền là 520.000 đồng.
Tổng số tiền mà người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội là 1.625.000 đồng.
Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi lương tháng sáu triệu rưỡi triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, giải thể công ty, tạm dừng công ty, đăng ký mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Mức lương đóng BHXH càng cao thì mức hưởng các chế độ cũng càng cao. Tuy nhiên, dù đóng BHXH cho người lao động toàn bộ lương, nhưng mức đóng này vẫn bị khống chế là “không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở” (khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức lương đóng BHXH chỉ có thể tối đa là 29,8 triệu đồng/tháng.
Khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hiện nay bao gồm mức lương, phụ cấp lương (phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp thu hút; phụ cấp chức vụ, chức danh…); Các khoản bổ sung khác.
Như vậy, tiền lương đóng BHXH không chỉ bao gồm lương mà còn gồm phụ cấp và các khoản bổ sung khác.