Theo quy định của pháp luật, cho vay nặng lãi là một hành vi vi phạm pháp luật. Vậy tại sao các công ty tài chính cho vay với lãi suất cao mà không bị xem là cho vay nặng lãi và không bị xử phạt? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017
- Thông tư 43/2016/TT-NHNN
- Thông tư 39/2016/TT-NHNN
Tại sao công ty tài chính được cho vay với lãi suất cao?
Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
– Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Vậy mức lãi suất của các công ty tài chính thì sao?
Theo khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Do đó, các công ty tài chính không chỉ chịu điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, mà còn chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017 và các văn bản có liên quan.
Cụ thể, tại Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định:
– Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
– Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ; trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất; mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Do pháp luật không có quy định cụ thể mức lãi suất trần và mức lãi suất tối đa của các công ty tài chính là bao nhiêu nên mức lãi suất tối đa cho việc cho mục đích tiêu dùng tại Công ty tài chính sẽ do Công ty tài chính tự điều chỉnh và phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng.
Quy định về thỏa thuận về lãi suất cho vay
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN:
– Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều 13 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
– Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
+ Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
+ Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại; và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;
+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
+ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.
Như vậy, mức lãi suất cho vay sẽ do các bên thỏa thuận và công ty tài chính sẽ được tự ấn định mức lãi suất cho vay riêng. Hơn hết, khi tự ấn định mức lãi suất, các công ty tài chính còn phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, việc các Công ty tài chính cho vay lãi suất cao hơn 20% theo quy định của Bộ luật Dân sự là không vi phạm pháp luật và không thể bị xử phạt.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tại sao các công ty tài chính cho vay với lãi suất cao mà không bị phạt?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Vay tiền ngân hàng nhưng không có khả năng chi trả thì có bị đi tù không?
- Vay tiền chưa có điều kiện trả bị đe dọa cả gia đình thì làm thế nào?
- Mất bao lâu để được xóa lịch sử nợ xấu?
- Dịch vụ khởi kiện xóa nợ xấu FE Credit, gọi điện làm phiền
Câu hỏi thường gặp
Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:
– Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự; thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay.
– Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận;
– Lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả theo thỏa thuận nhưng tối đa 10%/năm;
– Lãi trên dư nợ gốc quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả; nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn.