Các cơ quan, tổ chức đều yêu cầu người ứng tuyển nộp sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương với mục đích chứng minh cho các thông tin được khai trong sơ yếu lý lịch là đúng sự thật. Dẫu vậy, vẫn có nhiều bạn thắc mắc sơ yếu lý lịch có cần công chứng không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không?
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể sơ yếu lý lịch có cần công chứng hay không. Tuy nhiên, trong hầu hết các mẫu sơ yếu lý lịch sử dụng trong tuyển dụng đều được địa phương xác nhận là chính xác. Mục đích của việc xác nhận này là nhằm đảm bảo các thông tin được khai trong sơ yếu lý lịch là hoàn toàn đúng với sự thật.
Đối với chứng thực sơ yếu lý lịch, pháp luật quy định người chứng thực chỉ chứng thực chữ ký của người yêu cầu chứng thực chứ không xác nhận về nội dung. Do đó, người yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch chịu trách hiệm hoàn toàn về các nội dung được khai.
Sơ yếu lý lịch xin việc có cần công chứng?
Nhiều người thường thắc mắc sơ yếu lý lịch xin việc có cần công chứng không? Thật ra, một bộ hồ sơ xin việc bao gồm các giấy tờ như đơn xin việc, CV, sơ yếu lý lịch, bằng cấp, chứng chỉ hành nghề,… Trong đó, có một số giấy tờ phải chứng thực như sau:
- Sơ yếu lý lịch;
- Bản photo CMND/CCCD;
- Bản photo sổ hộ khẩu;
- Bản photo giấy khai sinh;
- Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ có liên quan,…
Công chứng sơ yếu lý lịch hay chứng thực sơ yếu lý lịch?
Hiện nay có nhiều người nhầm lẫn giữa công chứng và chứng thực sơ yếu lý lịch. Vậy công chứng sơ yếu lý lịch hay chứng thực sơ yếu lý lịch?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng“.
Trong khi đó, chứng thực là xác nhận tính xác thực về mặt hình thức của các loại văn bản, giấy tờ, hợp đồng,… Chứng thực bao gồm chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chứng thực chữ ký áp dụng trong trường hợp chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân.
Sơ yếu lý lịch xin việc bao gồm những nội dung gì?
Một sơ yếu lý lịch tự thuật xin việc gồm:
- Ảnh 4×6, họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, tạm trú, số chứng minh thư nhân dân.
- Trình độ phổ thông, trình độ lý luận chính trị, ngày vào Đoàn, ngày vào Đảng.
- Quan hệ gia đình: ghi rõ họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi công tác của bố mẹ đẻ, anh chị em ruột, vợ (hoặc chồng), con cái.
- Tóm tắt quá trình đào tạo, công tác gồm thời gian, tên đơn vị, ngành nghề, chức vụ, văn bằng liên quan…
- Dưới cùng là chữ ký của người khai và dấu xác nhận của địa phương.
Bên cạnh đó, trước khi bắt tay vào viết sơ yếu lý lịch thì các bạn nên chuẩn bị các loại giấy tờ như sổ hộ khẩu, CMND/CCCD, Thẻ đoàn viên, bằng tốt nghiệp và các chứng chỉ khác để tránh mất thời gian trong việc tìm kiếm.
Trình tự, thủ tục chứng thực sơ yếu lý lịch
Trình tự, thủ tục chứng thực sơ yếu lý lịch được quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP, theo đó khi chứng thực sơ yếu lý lịch cần phải tuân theo trình tự sau:
Bước 1: Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ
Khi chứng thực sơ yếu lý lịch, người yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
Bước 2: Kiểm tra giấy tờ và thực hiện chứng thực
Người thực hiện chứng thực sẽ kiểm tra giấy tờ. Nếu giấy tờ đầy đủ đồng thời người yêu cầu chứng thực nhận thức và làm chủ hành vi của mình ngay tại thời điểm chứng thực và không thuộc các trường hợp không được chứng thực chữ ký thì yêu cầu của người yêu cầu chứng thực chữ ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo quy định;
- Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ 02 trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối và phải đóng dấu giáp lai.
Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chứng tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực đủ điều kiện quy định thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
Mời bạn xem thêm:
- Đơn xin việc có cần công chứng không?
- Sổ hộ khẩu công chứng có thời hạn bao lâu?
- Giấy khai sinh công chứng có thời hạn bao lâu?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty; đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự, mẫu tạm ngừng kinh doanh, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay chưa có quy định về việc công chứng sơ yếu lý lịch nên cá nhân có thể thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch tại ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn hoặc là đến phòng công chứng, văn phòng công chứng nơi thuận tiện nhất để thực hiện.
Cá nhân khai sơ yếu lý lịch sẽ không thể nhờ người khác chứng thực sơ yếu lý lịch bởi vì ngoài các giấy tờ có liên quan cá nhân cần xuất trình theo quy định thì chính người khai đó sẽ phải ký trước mặt của người thực hiện thủ tục này.