Nước ta có truyền thống coi trọng nguồn cội, kính trọng những người già. Vì vậy nhà nước có các chính sách ưu đãi đối với họ. Vậy Người trên 80 tuổi được hưởng quyền lợi gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Nghị định số 06/2011/NĐ-CP
Người trên 80 tuổi được hưởng quyền lợi gì?
Thông thường, trong một gia đình người Việt; người cao tuổi là người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam; người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên. Do thể trạng sức khỏe của người cao tuổi không được tốt; tham gia các hoạt động thể chất, trí tuệ không được linh hoạt; tuổi càng lớn càng có nhiều nguy cơ mắc các loại bệnh tật,… Do đó, người cao tuôi luôn được pháp luật, gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm, chăm sóc, bảo vệ.
Người trên 80 tuổi được xác định là người cao tuổi.
Có thể bạn quan tâm: Xúc phạm người cao tuổi bị xử lý thế nào?
Người già trên 80 tuổi được hưởng quyền lợi gì?
Quyền lợi chung
Người cao tuổi có các quyền sau đây:
- Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe;
- Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
- Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
- Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khỏe, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
- Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
- Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc tủi ro bất khả kháng khác;
- Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Được cấp thẻ BHYT miễn phí
khoản 1 Điều 9 Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Theo đó, các đối tượng người cao tuổi đáp ứng điều kiện đã nêu ở trên (thuộc đối tượng bảo trợ xã hội) sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí.
Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám, chữa bệnh
Khoản 1 Điều 12 Luật Người cao tuổi có quy định
– Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, người khuyết tật nặng;
– Được bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.
Đặc biệt: Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.
Người cao tuổi được giảm giá vé, giá dịch vụ
Người cao tuổi là một trong các đối tượng ưu tiên được giảm giá vé, giá dịch vụ. Tùy vào từng loại dịch vụ mà đối tượng này được giảm theo tỷ lệ nêu tại Điều 5 Nghị định 06/2011/NĐ-CP:
– Giảm ít nhất 15%: Khi đi tàu thủy, tàu hỏa, máy bay.
– Giảm ít nhất 20%: Khi thăm quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh; tập luyện thể dục, thể thao tại các cơ sở thể dục, thể thao có bán vé hoặc thu phí dịch vụ.
Để được hưởng ưu tiên này, người cao tuổi phải xuất trình Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác để chứng minh mình là người cao tuổi.
Mức trợ cấp xã hội cho người cao tuổi
Căn cứ khoản 5 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP; người cao tuổi là một trong các đối tượng được trợ cấp hàng tháng nếu đáp ứng điều kiện sau đây:
– Hộ nghèo hoặc Không có người phụng dưỡng; hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Từ đủ 60 – 80 tuổi: 540.000
- Từ đủ 80 tuổi trở lên: 720.000
– Từ đủ 75 – 80 tuổi; Hộ nghèo, hộ cận nghèo; Không thuộc trường hợp (1.1); Sống ở xã đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn: 360.000
– Từ đủ 80 tuổi trở lên; Không thuộc trường hợp (1.2); Không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng: 360.000
– Hộ nghèo; Không có người phụng dưỡng; Không có điều kiện sống ở cộng đồng; Đủ điều kiện được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi, chăm sóc tại cộng đồng: 1.080.000
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là bài viết của chúng tôi: Người trên 80 tuổi được hưởng quyền lợi gì? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sau khi hết tuổi lao động, mọi người thường sẽ chọn nghỉ hưu để tận hưởng tuổi già. Tuy nhiên, không ít trường hợp lựa chọn tiếp tục làm việc.
Khi đó, người lao động cao tuổi được quyền các quyền lợi nêu tại Điều 148, 149 Bộ luật Lao động năm 2019 như:
– Được thỏa thuận với người sử dụng lao động rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian;
– Có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn;
– Được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác nếu đang hưởng lương hưu mà tiếp tục làm việc theo hợp dồng lao động mới ngoài chế độ hưu trí;
– Không phải làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động cao tuổi trừ trường hợp bảo đảm điều kiện làm việc an toàn.
– Được quan tâm chắc sóc sức khỏe tại nơi làm việc.
Điều 21 Luật Người cao tuổi:
– Người thọ 100 tuổi: Được Chủ tịch nước chúc thọ và tặng quà gồm 5 mét vải lụa và 700.000 đồng tiền mặt.
– Người thọ 90 tuổi: Được Chủ tịch tỉnh chúc thọ và tặng quà gồm hiện vật trị giá 150.000 đồng và 500.000 đồng tiền mặt.