Về nguyên tắc khi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác tùy hành vi và hậu quả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh phù hợp theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tuy nhiên, có một số trường hợp người phạm tội sẽ được loại bỏ trách nhiệm hình sự hay không phải đi tù. Vậy Trường hợp nào làm chết người mà không phải đi tù? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Khi rơi vào 8 trường hợp dưới đây thì hành vi làm chết người không phải đi tù. Bao gồm:
Làm chết người trong trường hợp chưa đủ 14 tuổi
Tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Như vậy, trường hợp người dưới 14 tuổi (chưa đủ 14 tuổi) làm chết người sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự hay không phải đi tù.
Sự kiện bất ngờ
Trường hợp gây chết người do sự kiện bất ngờ sẽ không bị đi tù. Cụ thể, Điều 20 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung quy định về sự kiện bất ngờ như sau:
Điều 20. Sự kiện bất ngờ
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Anh A 25 tuổi có năng lực hành vi năng lực dân sự đầy đủ đang lái xe đi đúng phần đường quy định, đúng tốc độ thì bỗng nhiên chị B do mong muốn tự tử nên đột nhiên băng qua đường và bị xe anh A đâm phải dẫn đến tử vong.
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau:
Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Phòng vệ chính đáng
– Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
– Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết; không phù hợp với tính chất; và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp gây chết người trong phòng vệ chính đáng được quy định tại Khoản 1, Điều 22 BLHS sẽ không bị truy cứu TNHS hay không bị đi tù. Ví dụ: D đang đi xe máy trên đường thì bị một tên cướp tấn công bằng dao, do có học võ nên D và tên cướp đã xảy ra xô sát, trong quá trình xô sát tên cướp bị ngã xe dẫn đến bị con dao đâm phải và tử vong tại chỗ.
Tình thế cấp thiết
Tương tự như các trường hợp trên, tình thế cấp tiết cùng là trường hợp làm chết người mà không phải đi tù. Theo đó:
– Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
– Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. (Khoản 1, Điều 23 BLHS).
Ví dụ: Một ngôi nhà đang cháy trong thời tiết khô hanh và nằm sát những ngôi nhà khác nếu như không dỡ bỏ các nhà ở bên cạnh thì đám cháy sẽ lan sang và gây thiệt hại trên diện rộng. Trong khi dỡ các ngôi nhà bên cạnh không may dẫn đến một người bị thiệt mạng.
Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
– Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
– Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết; thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự. (Khoản 1, Điều 24 BLHS).
Ví dụ: A là tội phạm bị truy nã, trong khi bắt giữ A, cảnh sát B đã phải đánh nhau với A trong khi xô sát A bị ngã từ trên cao xuống dẫn đến tử vong.
Trường hợp làm chết người trong khi bắt giữ người phạm tội có thể không phải đi tù.
Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học; kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm; áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm; không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. (Điều 25 BLHS).
Ví dụ: Trong quá trình thử nghiệm vacxin A theo đúng quy định của Bộ y tế, chị B đã không may bị tử vong.
Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó; thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.
Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật Hình sự.
Ví dụ: A là chiến sỹ của đơn vị T trong bộ quốc phòng, trong khi đang thi hành nhiệm vụ phá gỡ nhà, phát hiện có người bên trong, A đã báo cáo cho cấp trên nhưng cấp trên vẫn yêu cầu tiếp tục thực hiện, dẫn đến hậu quả một người bị tử vong.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Trường hợp nào làm chết người mà không phải đi tù? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm hình sự có thể được hiểu là trách nhiệm pháp lý của người phạm tội; phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình.
Trách nhiệm hình sự chính là dạng trách nhiệm pháp lí bao gồm: “nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự; chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm nhiệm hình sự và mang án tích.
+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
+ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Pháp luật phân tội phạm thành 4 loại:
– Tội phạm ít nghiêm trọng.
– Tội phạm nghiêm trọng.
– Tội phát rất nghiêm trọng.
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.