Tình hình dịch bệnh hiện nay không chỉ khiến việc thực hiện các thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai sinh… gặp nhiều khó khăn, trở ngại mà các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Tiền Giang là một trong những tỉnh, thành có lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế biển. Điều này giúp tỉnh thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tới tỉnh góp vốn. Trên cơ sở đó, Luật sư X xin hân hạnh được cung cấp dịch vụ Review hợp đồng hợp tác đầu tư tại Tiền Giang vô cùng tiết kiệm và nhanh chóng. Luật sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc như sau. Sắp tới tôi có dự định góp vốn xây dựng nhà máy chế biến thủy hải sản ở Tiền Giang. Tôi có làm việc với đối tác và đến công đoạn ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, tôi không nắm rõ các quy định của luật nên có xin họ mang hợp đồng về nghiên cứu. Mong luật sư review hợp đồng giúp tôi. Cảm ơn Luật sư.
Sơ lược về Tiền Giang
Về vị trí địa lý, vùng biển và ven biển Tiền Giang gồm 2 huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông, với diện tích tự nhiên khoảng 490 km2. Quan điểm chung của tỉnh là tiếp tục khẳng định vùng biển và ven biển là một địa bàn chiến lược, có tiềm năng kinh tế to lớn, có vị trí quốc phòng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh – quốc phòng; trong đó phát triển thủy sản và phát triển mạnh du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực mạnh mẽ cho sự chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế của tỉnh.
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của vùng biển và ven biển, chủ trương chung của tỉnh là xây dựng thành một vùng kinh tế phát triển năng động, thu hút các nguồn đầu tư trong tỉnh, trong nước và nước ngoài, chuẩn bị tiền đề, tạo điều kiện cho việc hình thành khu kinh tế ven biển Gò Công. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển, du lịch và thủy, hải sản đảm bảo yêu cầu, hiệu quả cao và bền vững, gắn với bảo vệ an ninh – quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế hiện hữu, theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế biển giai đoạn 2016 – 2020 được xác định cụ thể, bao gồm: Hoàn thành đầu tư hạ tầng thiết yếu cho Khu kinh tế Gò Công, phát triển khu kinh tế tổng hợp ven biển gắn với các khu đô thị ven biển; hình thành và phát triển kinh tế hàng hải, cảng biển; tiếp tục phát triển khu dịch vụ và khu du lịch trên biển, ven biển; xây dựng và lập đề án thành lập Khu kinh tế Gò Công, với quy mô khoảng 15.000 ha.
Đây là khu kinh tế tổng hợp “khu trong khu” bao gồm các chức năng: Trung tâm sản xuất công nghiệp về chế biến thủy sản, chế biến điện, khai thác chế biến khí; Trung tâm thương mại dịch vụ du lịch sinh thái biển; Trung tâm dịch vụ đô thị; Trung tâm khai thác, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, rừng phòng hộ ven biển; Trung tâm về dịch vụ vận tải biển và trung chuyển hàng hóa.
Hợp đồng hợp tác đầu tư là gì?
Hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định rõ ràng hợp đồng hợp tác đầu tư là gì. Tuy nhiên, nếu xét về mặt ngữ nghĩa, ta có thể chia khái niệm này thành hai phần. Thứ nhất là hợp đồng hợp tác, và thứ hai mục đích của hợp đồng là thực hiện một dự án đầu tư cụ thể.
Về hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 504. Hợp đồng hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
Về việc thực hiện dự án đầu tư, Luật Đầu tư 2020 có quy định như sau:
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Nếu lắp ghép hai khái niệm này với nhau, có thể hiểu hợp đồng hợp tác đầu tư là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Như vậy, về bản chất đây là loại hợp đồng dân sự, được thành lập dựa trên sự đàm phán, trao đổi giữa các nhà đầu tư để tiến tới việc góp vốn thực hiện một dự án đầu tư kinh doanh nào đó.
Nội dung của hợp đồng hợp tác đầu tư
Như đã đề cập, hợp đồng hợp tác đầu tư chưa được pháp luật quy định cụ thể. Do đó, nội dung hợp đồng hợp tác đầu tư chủ yếu sẽ do các bên tự do thỏa thuận. Tuy nhiên, dựa trên việc đây là một loại hợp đồng dân sự và là hợp đồng hợp tác, hợp đồng hợp tác đầu tư thông thường sẽ có những nội dung chủ yếu như sau:
- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
- Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
- Điều kiện chấm dứt hợp tác.
Trên đây là những nội dung mà một hợp đồng hợp tác đầu tư cần phải có để đảm bảo tính minh bạch; cũng như tính hợp pháp khi tham gia hợp tác đầu tư. Đây là những nội dung rất cơ bản như thông tin cụ thể của các nhà đầu tư; phạm vi và mục đích hợp tác; tiến độ thời gian thực hiện để tránh sự chậm trễ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia; các điều khoản về sửa đổi, chấm dứt, chuyển nhượng hợp đồng…
Chủ thể của hợp đồng hợp tác đầu tư
Chủ thể của hợp đồng hợp tác đầu tư trước hết phải đáp ứng đủ các điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
Chủ thể tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự, tự nguyện tham gia giao dịch.
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên
- Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên
Các nhà đầu tư có thể có thể hợp tác song phương hoặc đa phương khi ký kết và thực hiện hợp đồng.
Về nguyên tắc thì mọi nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài đểu trở thành chủ thể hợp đồng hợp tác, nếu không rơi vào trường hợp pháp Luật cấm.
Tuy nhiên, trong trường hợp luật chuyên ngành có quy định riêng về chủ thể hợp tác kinh doanh, thì chủ thể hợp đồng phải tuân thủ các quy định đó.
Tài sản đóng góp khi hợp tác đầu tư
Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.
Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định và phải bồi thường thiệt hại.
Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.
Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.
Review hợp đồng hợp tác đầu tư là gì?
Đối tượng khách hàng phù hợp với dịch vụ:
Xét trên tổng thể thì nhận thức về tầm quan trọng của pháp luật khi giao kết hợp đồng hợp tác đầu tư còn chưa cao, do đó trong quá trình hợp tác nảy sinh những mâu thuẫn khiến chính những nhà đầu tư bị thiệt thòi, những mâu thuẫn đó có thể là:
- Hợp đồng thiếu thông tin, thiếu minh bạch, điều khoản không rõ ràng dẫn đến tranh chấp trong quá trình thực hiện
- Hợp đồng có những điều khoản vô lý, trái pháp luật mà nhà đầu tư không nắm rõ mà đồng thuận
- Hợp đồng có những mức phạt vi phạm vô lý
- Hợp đồng có những điều khoản không phù hợp với thực tế…
Chi tiết dịch vụ Review hợp đồng
Trong quan hệ hợp tác thì về nguyên tắc các bên đều bình đẳng về mặt pháp lý. Tuy nhiên có thể có những nhà đầu tư không có một đội ngũ pháp lý đủ mạnh để đàm phán một hợp đồng hợp tác. Khi mà các bên luôn muốn lợi nhuận của mình là tối đa thì chắc chắn sẽ có những bên phải chịu thiệt thòi. Luật sư X cung cấp dịch vụ Review, tra soát hợp đồng hợp tác đầu tư để góp phần đưa ra ý kiến, hỗ trợ quý khách trước và trong quá trình ký hợp đồng hợp tác đầu tư, để rằng khi nhận được sự hỗ trợ, quý khách sẽ an tâm hoàn toàn và chỉ tập trung vào chuyên môn công việc của mình.
Dịch vụ Review hợp đồng hợp tác đầu tư tại Tiền Giang
Thông thường đối với những khách hàng sử dụng dịch vụ review hợp đồng hợp tác đầu tư tại Tiền Giang của Luật sư X là những khách hàng có sự hiểu biết rộng và là nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này dẫn tới tính chất hợp đồng phức tạp, ràng buộc nhiều điều khoản và có khối lượng lớn đòi hỏi đội ngũ luật sư tư vấn có kinh nghiệm và hiểu biết.
Phương thức cung cấp dịch vụ:
Đầu tiên: Quý khách hãy nhấc máy gọi tới số máy 0833 102 102 và yêu cầu được sử dụng dịch vụ Review hợp đồng hợp tác đầu tư;
Tiếp theo: Quý khách cần gửi bản chụp, bản sao, bản scan hợp đồng qua các phương tiệp điện tử hoặc văn phòng Luật sư X tại Tòa 18T2 đường Lê Văn Lương, Quận Thanh Xuân, Hà Nội; Trong thời gian từ 1 -3 ngày làm việc thì Luật sư X sẽ phản hồi và hướng dẫn, đưa ra những ý kiến tư vấn để đảm bảo quý khách hiểu biết sơ bộ về hợp đồng và những điều sẽ gặp phải – cách khắc phục.
Chi phí dịch vụ: Tùy vào dữ liệu, khối lượng hợp đồng cần phải tra soát thì Luật sư X sẽ đưa ra một mức phí phù hợp. Mức phí thông thường là 1.000.000đ.
Ngoài ra, Luật Sư X còn cung cấp các dịch vụ pháp lý khác trong lĩnh vực đầu tư:
- Dịch vụ xin giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài
- Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Câu hỏi thường gặp
Việc đặt ra các nội dung như trên là nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên khi tham gia hợp tác đầu tư. Còn về mặt lý thuyết, khi pháp luật chưa có sự điều chỉnh về loại hợp đồng này thì các điều khoản trên chỉ mang tính tham khảo, không bắt buộc phải có. Ngoài ra, các bên có thể tự thỏa thuận với nhau những nội dung khác, miễn là không trái với các quy định của pháp luật; không phạm vào những điều pháp luật cấm được làm.
Câu trả lời là có. Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư nước ngoài muốn hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì dù bằng bất kỳ hình thức nào cũng đều phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó, trường hợp tham gia hợp đồng hợp tác đầu tư cũng không phải là ngoại lệ.
Pháp luật quy định hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ các bên tham gia, khi các bên giao kết hợp đồng thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật, các bên phải thực hiện nghĩa vụ, các cam kết phát sinh từ hợp đồng đầu tư. Như vậy hợp đồng hợp tác đầu tư phải được lập bằng văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 504 Bộ luật dân sự 2015.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về dịch vụ Review hợp đồng hợp tác đầu tư tại Tiền Giang. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102