Khi giao dịch mua bán nhà đất, các bên giao dịch phải tiến hành công chứng hợp đồng mua bán nhà đất; để làm căn cứ pháp lý giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Vậy, thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thêm về vấn đề này!
Căn cứ pháp lý
Luật Công chứng năm 2014;
Thông tư 257/2016/TT-BTC.
Nội dung tư vấn
Hợp đồng mua bán nhà đất là gì?
Hợp đồng mua bán nhà đất là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; bên nhận chuyển nhượng sẽ phải trả tiền theo thỏa thuận cho bên chuyển nhượng theo quy định. Để đảm bảo tính hợp pháp cũng như giá trị của hợp đồng phải được công chứng tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi có bất động sản.
Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Căn cứ Điều 40 và 41 Luật Công chứng 2014 thì hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ bên bán gồm:
- Giấy Chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng.
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng).
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn).
- Hợp đồng ủy quyền (nếu bán thay người khác).
- Phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua điền theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Các bên có thể soạn trước hợp đồng.
Hồ sơ bên mua gồm:
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân.
- Phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua điền theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Các bên có thể soạn trước hợp đồng.
Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng
Đánh giá yêu cầu của pháp luật với người công chứng: Cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (nếu không sẽ từ chối yêu cầu công chứng). Kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ công chứng:
Trường hợp 1: Hồ sơ đầy đủ, đúng pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
Trường hợp 2: Hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung.
Bước 2: Thực hiện công chứng
Trường hợp 1: Nếu các bên có hợp đồng soạn trước
Công chứng viên phải kiểm tra dự thảo hợp đồng. Nếu đáp ứng được yêu cầu thì chuyển sang đoạn tiếp theo. Nếu không đúng hoặc có vi phạm thì yêu cầu sửa, nếu không sửa thì từ chối công chứng.
Trường hợp 2: Với hợp đồng công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu người công chứng
Người yêu cầu công chứng (2 bên mua bán) đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng. Người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng (việc ký phải thực hiện trước mặt công chứng viên). Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu. Ghi lời chứng, ký và đóng dấu.
Địa điểm công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Căn cứ Điều 44 Luật Công chứng năm 2014 thì:
Phải công chứng tại các tổ chức công chứng trong phạm vi tỉnh nơi có nhà đất.
Được công chứng tại tổ chức công chứng:
Gồm Phòng công chứng (đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) và Văn phòng công chứng (tư nhân). Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được…
Thời hạn công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Căn cứ Điều 43 Luật Công chứng năm 2014 thì:
Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch; niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.
Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC thì:
Trường hợp 1: Chỉ có đất. Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
Trường hợp 2: Đất có nhà ở, công trình xây dựng trên đất. Phí công chứng tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
- Dưới 50 triệu đồng: 50.000 đồng
- Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng: 100.000 đồng
- Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng: 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
- Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng: 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
- Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng: 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
- Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng: 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
- Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng: 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
- Trên 100 tỷ đồng: 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).
Trên đây là hướng dẫn chi tiết của Luật sư X. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư đất đai của Luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng mua bán nhà đất là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; bên nhận chuyển nhượng sẽ phải trả tiền theo thỏa thuận cho bên chuyển nhượng theo quy định. Để đảm bảo tính hợp pháp cũng như giá trị của hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng mua bán nhà đất phải được công chứng tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi có bất động sản.
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng.
Bước 2: Thực hiện yêu cầu công chứng.
Phải công chứng tại các tổ chức công chứng trong phạm vi tỉnh nơi có nhà đất.
Được công chứng tại tổ chức công chứng:
Gồm Phòng công chứng (đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) và Văn phòng công chứng (tư nhân). Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được…