Trong các giao dịch dân sự hiện nay, để đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng song vụ. Nội dung hợp đồng ghi rõ điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Từ đó ràng buộc trách nhiệm phải thực hiện đúng theo thỏa thuận.
Thưa luật sư. Hợp đồng vay tiền theo thỏa thuận có hiệu lực khi người vay nhận được tiền. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận với bên cho vay xong. Chưa nhận được tiền đến tài khoản nhưng bên cho vay bắt tôi đóng tiền trước. Và cuối tháng bắt đóng lãi. Dù chưa thấy tiền vay đến tài khoản. Như vậy có sai không ạ? Xin luật sư giải thích giúp tôi.
Luật sư X giải đáp thắc mắc về hợp đồng dân sự trong bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hợp đồng song vụ là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Dựa vào mối quan hệ giữa các bên thì hợp đồng phân thành hai loại:
- Hợp đồng song vụ
- Hợp đồng đơn vụ
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ. Mỗi bên đều vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ. Quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể bên kia. Căn cứ khoản 1 Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định. “Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau”.
Hợp đồng đơn vụ được hiểu là trong đó một bên chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền; hoặc một bên có quyền mà không có nghĩa vụ. Ví dụ: Hợp đồng tặng cho không có điều kiện.
Nội dung trong hợp đồng song vụ
Trong hợp đồng song vụ quan trọng nhất ghi rõ quyền lợi và nghĩa vụ các bên. Tránh trường hợp xảy ra tranh chấp khó giải quyết. Do đó, Bộ luật Dân sự 2015 quy định một số điều khoản cần có trong hợp đồng tại Điều 398:
- Chủ thể. Ghi rõ thông tin của các bên là chủ thể của hợp đồng. Lưu ý đối với doanh nghiệp phải là người có thẩm quyền; thường người đại diện theo pháp luật hoặc có giấy ủy quyền.
- Đối tượng hợp đồng. Đây là điều khoản cơ bản nhất; thỏa thuận về mục đích chính hướng đến các bên. Ví dụ như hợp đồng mua hàng hóa; đối tượng chính là hàng hóa.
- Số lượng, chất lương. Nêu rõ số lượng và chất lượng của hàng hóa. Ví dụ mặt hàng loại 1 hay loại 2; chất lượng như thế nào. Nên ghi cụ thể rõ ràng dễ kiểm tra đối chiếu; nếu xảy ra tranh chấp có căn cứ giải quyết hiệu quả.
- Giá, phương thức thanh toán. Lưu ý về giá cả ghi rõ bằng cả số lẫn chữ; thanh toán nêu rõ thời điểm nào, theo từng đợt hay một lần.
- Thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng. Nên ghi rõ địa điểm thời gian không ghi chung chung. Ví dụ giao hàng tại kho X khoảng mấy giờ, ngày tháng năm nào.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Ví dụ hợp đồng mua bán hàng hóa. Ghi rõ bên bán có trách nhiệm giao hàng hay bên mua tự lấy hàng. Rủi ro tại thời điểm nào sẽ ai chịu.
- Phạt vi phạm. Mức phạt tối đa là 8% đối với phần vi phạm
- Phương thức giải quyết tranh chấp. Có thể chọn là trọng tài hoặc Tòa án giải quyết khi các bên có tranh chấp.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng song vụ
Về mặt nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, thời điểm này còn được xác định theo sự thỏa thuận của các bên; hoặc theo quy định của pháp luật. Việc xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể bắt đầu từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Khi hợp đồng có hiệu lực các bên phải thực hiện nghĩa dân sự đã thỏa thuận.
- Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên trực tiếp thỏa thuận với nhau.
- Hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực sau khi giao kết; hoặc theo thỏa thuận các bên.
- Hợp đồng bằng văn bản có điều kiện phải công chứng, chứng thực có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực. Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Trường hợp có hiệu lực theo pháp luật quy định. Ví dụ hợp đồng tặng cho bất động sản. Quy định tại Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015. Có hiệu lực tại thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản.
Ví dụ: Hợp đồng vay tiền các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực là khi giao tiền cho bên vay. Cơ sở xác định tính song vụ là mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ các bên tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Các loại hợp đồng song vụ thông dụng
Hợp đồng hiểu đơn giản là ghi lại thỏa thuận của các bên. Bởi vậy, trong thực tiễn có nhiều loại hợp đồng. Một số hợp đồng dân sự thông dụng được pháp luật quy định và hướng dẫn cụ thể. Trong Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về loại hợp đồng song vụ như:
- Hợp đồng mua bán tài sản
- Hợp đồng gia công
- Hợp đồng vay tài sản
- Hợp đồng thuê tài sản
- Hợp đồng ủy quyền
- Hợp đồng dịch vụ
Khi giao kết hợp đồng dân sự song vụ cần lưu ý tới hình thức. Đối với hợp đồng có đối tượng tài sản đặc biết như Bất động sản đất đai, nhà ở. Hình thức bắt buộc thể hiện bằng văn bản. Ngoài ra cần phải có sự công chứng chứng thực theo yêu cầu pháp luật.
Ngoài ra, theo Bộ luật dân sự 2015 nhằm bảo đảm các bên thực hiện quyền nghĩa vụ theo giao kết trong hợp đồng; chủ thể có thể áp dụng biện pháp bảo đảm. Tùy theo loại hợp đồng và mong muốn các bên để chọn một biện pháp bảo đảm thích hợp như: Cầm cố; đặt cọc; Thế chấp tài sản; Cầm giữ tài sản;…
Thông tin liên hệ
Bài viết về “Hợp đồng song vụ là gì? Các loại hợp đồng dân sự” Mong rằng bạn đọc có thêm kiến thức cần thiết.
Luật sư X cung cấp dịch vụ luật sư soạn thảo hợp đồng giao dịch dân sự. Bảo đảm sự tin cậy, hoàn thành nhanh chóng và bảo mật thông tin. Quý khách hàng có nhu cầu soạn thảo hoặc review hợp đồng hãy liên hệ với chúng tôi hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng tặng cho bao gồm hai loại là tặng cho tài sản có điều kiện và tặng cho không có điều kiện.
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 Điều 462: “Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho“. Bên nhận tài sản có nghĩa vụ phải thực hiện để nhận được tài sản. Do đó, hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là hợp đồng song vụ.
Không phải tất cả hợp đồng đều là hợp đồng song vụ. Hợp đồng dân sự được phân loại là đơn vụ hoặc song vụ. Căn cứ vào mối quan hệ quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Trên thực tế, số lượng hợp đồng song vụ chiếm tỷ lệ nhiều hơn đơn vụ. Ví dụ của hợp đồng đơn vụ như là: Hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện; di chúc.
Hợp đồng chấm dứt khi các bên đã hoàn thành xong hết các nghĩa vụ; cũng như nhận đủ quyền lợi của mình. Khi hợp đồng có thay đổi không thể thực hiện; chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu hoặc hủy hợp đồng. Ngoài ra còn có trường hợp các bên có thỏa thuận khác; đồng ý chấm dứt hợp đồng.