Trong hoạt động tố tụng hình sự, một bộ phận tội phạm đã lợi dụng các quy định pháp luật; cố ý tạo bằng chứng là mình bị tâm thần để thoát tội; giảm nhẹ hình phạt. Từ đó, pháp luật có nhiều quy định chặt chẽ về thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Cùng Luật sư X đi tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này!
Căn cứ pháp lý
Nghị quyết 110/2015 về việc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự
Nội dung tư vấn
Điều kiện áp dụng
Tại Điều 447 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định:
“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Ngoài ra căn cứ theo Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015; có thể hiểu điều kiện áp dụng biện pháp trên khi có một trong các dấu hiệu sau:
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người đang chấp hành hình phạt mà bị mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Thẩm quyền áp dụng
Ở giai đoạn điều tra:
Khi có nghi ngờ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự; Cơ quan điều tra đang thụ lý giải quyết vụ án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
Cơ quan điều tra gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; kết luận giám định cho Viện kiểm sát.
Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh đối với bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại nếu thấy chưa đủ căn cứ để quyết định.
Ở giai đoạn truy tố:
Căn cứ vào kết luận giám định, Viện kiểm sát có thể ra một trong các quyết định:
a) Tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
b) Đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
c) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
d) Truy tố bị can trước Tòa án.
Ở giai đoạn xét xử:
Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực tố tụng hình sự thì Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
Căn cứ vào kết luận giám định, Tòa án có thể ra một trong những quyết định:
a) Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
b) Trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung;
c) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
d) Đưa vụ án ra xét xử.
Đình chỉ thi hành
Căn cứ theo Điều 454 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“Khi có thông báo của thủ trưởng cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh thì cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trưng cầu giám định pháp y tâm thần về tình trạng bệnh của người bị bắt buộc chữa bệnh.”
Nếu có kết luận giám định về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải được cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án gửi ngay cho cơ sở bắt buộc chữa bệnh và người đại diện của người bị bắt buộc chữa bệnh.
Trên đây là phần phân tích của Luật sư X. Nếu có nhu cầu tư vấn xin hãy liên hệ qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự , do Tòa án, Viện kiểm sát căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể ra quyết định áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Mục đích của biện pháp tư pháp này là phòng ngừa khả năng gây thiệt hại cho trật tự an toàn xã hội của những người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức; khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người đang chấp hành hình phạt mà bị mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.