Phụ cấp được hiểu là 1 khoản tiền mà người sử dụng lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền muốn bù đắp về kinh tế cho người lao động; khi họ làm công việc tại vùng đặc biệt khó khăn hoặc làm việc mang tính chất phức tạp; điều kinh sinh hoạt; điều kiện lao động khó khăn; làm việc trong những môi trường nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có rất nhiều các khoản phụ cấp dành cho người lao động; trong đó khoản phụ cấp được người lao động quan tâm nhiều là phụ cấp độc hại. Vậy phụ cấp độc hại nguy hiểm theo quy định pháp luật thể hiện như nào?
Mời bạn đọc cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề Phụ cấp độc hại nguy hiểm theo quy định pháp luật?
Căn cứ pháp lý
Nghị định 49/2013/NĐ-CP
Thông tư 07/2005/TT-BNV
Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH
Nội dung tư vấn
Phụ cấp là một khoản tiền được người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động; dựa trên công việc theo hợp đồng lao động hoặc phụ cấp được hưởng theo chế độ cơ quan nhà nước.
Phụ cấp độc hại nguy hiểm là gì
Pháp luật không có quy định nào để định nghĩa khái niệm phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên ta có thể hiểu như sau:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được hiểu là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động; nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần; thậm chí là sự suy giảm khả năng lao động. Đây là khoản phụ cấp áp dụng đối với người lao động làm công việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm; độc hại; và tùy thuộc vào từng đối tượng lao động và từng công việc khác nhau mà khoản phụ cấp sẽ khác nhau.
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là chế độ phụ cấp thâm niên cho người lao động khi làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Tuy nhiên; thực tế cho thấy; không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chi trả khoản phụ cấp này cho người lao động. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của những người lao động; đặc biệt là về sức khỏe; tính mạng.
Mức phụ cấp độc hại nguy hiểm
Như trên đã trình bày; mức chi trả phụ cấp độc hại đối với từng đối tượng sẽ khác nhau vì phải phụ thuộc trực tiếp vào tính chất công việc mà họ làm.
Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ công chức
Căn cứ Thông tư 07/2005/TT-BNV; tiền phụ cấp độc hại; nặng nhọc; nguy hiểm thường sẽ được chia thành 4 cấp dành cho người lao động. Cụ thể là cấp 01, cấp 02, cấp 03 và cấp 04; Mỗi cấp sẽ tương ứng với mức lương cơ sở của thời điểm làm việc hiện tại.
Nếu tính lương cơ sở của người lao động trong thời điểm hiện tại. Mức lương cơ sở của người lao động đang ở mức 1,49 triệu đồng/tháng. Cụ thể như sau:
Đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; thì cách tính để chi trả phụ cấp độc hại sẽ được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại; nguy hiểm. Nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc; nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với người lao động
Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước
Đối với đối tượng là người lao động làm trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; được hướng dẫn theo Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề; công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động; so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề; công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp; bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề; công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc; có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày; làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.
Như vậy; nếu như đối tượng cán bộ, công chức; viên chức tính phụ cấp độc hại theo mức lương cơ sở; thì đối với đối tượng người lao động làm việc trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; thì tính phụ cấp trích theo tỷ lệ % so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với người lao động khác
Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về Chế độ nâng lương, phụ cấp và trợ cấp ta có thể hiểu đối với chế độ phụ cấp độc hại sẽ được bên người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của người sử dụng lao động.
Tuy nhiên; theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 7, Nghị định 49/2013/NĐ-CP; Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7%; so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương; làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy; tuy pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên; nhưng vẫn đề ra mức tối thiểu để hạn chế việc đơn vị sử dụng lao động chi trả phụ cấp độc hại cho người lao động thấp; không tương xứng với sức lao động mà người lao động bỏ ra.
Có thể bạn quan tâm
- Các khoản phụ cấp của người lao động có bị tính đóng bảo hiểm không?
- Cách tính lương, phụ cấp cho giáo viên hợp đồng theo quy định mới
- Mức phụ cấp bác sĩ và tình nguyện viên khi chống dịch là bao nhiêu?
Như vậy; Việc chi trả phụ cấp độc hại nguy hiểm; được xem như một khoản tiền bù đắp về tinh thần cũng như sức khỏe; cho người lao động khi họ đã cống hiến sức lao động của mình cho đơn vị sử dụng lao động. Đối với từng ngành nghề kinh doanh; sẽ có những điều kiện lao động khác nhau; tính chất công việc, mức độ độc hại khác nhau; vì vậy đối tượng và mức phụ cấp chi trả cũng không giống nhau.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Phụ cấp độc hại nguy hiểm theo quy định pháp luật?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102 . Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tiền lương chỉ mọi khoản thù lao mà người lao động nhận được do làm việc bất luận là lương bổng; phụ cấp; tiền thưởng hoặc dùng mọi danh nghĩa khác đề trả cho họ theo ngày, giờ, tháng hoặc theo sản phẩm.
Mức phụ cấp 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, CBQLGD đang công tác tại:
– Các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Các trường chuyên biệt gồm: Trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú và trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật.
Việc không đeo khẩu trang nơi công cộng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay là rất nguy hiểm, có nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.