Chào Luật sư. Hiện tại tôi đang gặp vấn đề. Khi có một người luôn đứng cạnh nhà tôi chửi bới. Thậm chí là nói những lời nhục mạ, bôi nhọ danh dự của tôi. Ngoài ra người này còn đi nói với mọi người về thông tin sai sự thật khiến danh dự của tôi bị ảnh hưởng. Tôi có nói chuyện với họ về vấn đề này nhưng người này đã thản nhiên đáp lại rằng đấy là quyền tự do ngôn luật. Và việc họ làm không vi phạm pháp luật. Vậy Luật sư cho tôi hỏi việc chửi với và bôi nhọ danh dự người khác có vi phạm pháp luật không? Và những người thực hiện hành vi này sẽ bị phạt thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn Quý khách hàng đã gửi câu hỏi cho Luật sư X. Với thắc của Quý khách hàng chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp năm 2013
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Luật An ninh mạng năm 2018
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Căn cứ vào các thông tin Quý khách hàng cung cấp. Chúng tôi sẽ đưa ra một số vấn đề liên quan đến việc chửi bới và bôi nhọ danh dự người khác có vi phạm pháp luật không. Đồng thời đưa ra một số chế tài mà người có hành vi chửi bới hay bôi nhọ danh dự người khác phải chịu khi thực hiện hành vi này.
Hành vi chửi bới, bôi nhọ danh dự có vi phạm pháp luật không?
Danh dự là sự đánh giá của xã hội về một cá nhân hoặc tập thể trên phương diện đạo đức. Hay phẩm chất chính trị và năng lực. Hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể về bôi nhọ danh dự là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu bôi nhọ danh dự; nhân phẩm người khác là những hành vi truyền bá thông tin sai sự thật. Gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Việt Nam có quy định. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau cũng có quy định về quyền này. Theo đó danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Như vậy, có thể thấy mọi người đều có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Điều này đã được quy định rõ trong Hiến pháp cũng như các bộ luật có liên quan. Và việc một người có hành vi chửi bới và bôi nhọ danh dự người khác là trái quy định pháp luật.
Chửi bới, bôi nhọ danh dự người khác bị xử phạt thế nào?
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của việc chửi bới, bôi nhọ danh sự của người khác. Mà người thực hiện hành vi sai trái trên sẽ bị xử phạt hành chính. Hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự với việc làm của mình.
Đầu tiên để xác định được người đó có bị xử phạt hay không. Cần xác định nường đó có năng lực hành vi dân sự không (có mất năng lực hành vi dân sự không). Hoặc người thực hiện hành vi trên có năng lực trách nhiệm hình sự để chịu trách nhiệm với việc làm của mình không.
Xử phạt hành chính
Theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Theo đó người có hành vi, lời nói xúc phạm danh dự của người khác sẽ phạt cảnh cáo. Hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng.
Căn cứ theo thông tin Quý khách hành cung cấp. Cá nhân kia có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 300.000 đồng đối với hành vi của mình.
Bồi thường thiệt hại
Ngoài ra cá nhân thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự trên cũng phải bồi thường thiệt hại cho do xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Tại Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định. Người nào có hành vi xâm phạm danh dự của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo đó hành vi vi phạm trên phải bồi thường các chi phí thiệt hại cho bạn khi bạn bị bôi nhọ danh dự. Ví dụ như việc chửi bới, bôi nhọ danh dự nói trên khiến cho bạn bị công ty phạt và bắt bồi thường hợp đồng thì người thực hiện hành vi vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường về vấn đề này.
Ngoài ra người thực hiện hành vi vi phạm trên cũng phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho bạn. Mức tiền sẽ do các bên thỏa thuậ. Nếu không thỏa thuận được thì mức tiền bồi thường tối đa là không quá 10 tháng lương cơ sở.
Bên cạnh đó theo như quy định tại khoản 5 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015. Bạn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai.
Như vậy, người thực hiện hành vi chửi bới, bôi nhọ danh dự của bạn sẽ vừa phải bồi thường thiệt hại bằng tiền. Vừa phải công khai xin lỗi, cải chính thông tin khi bạn có yêu cầu.
Chịu trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp hành bi bôi nhọ danh dự trên dây nên hậu quả nghiệm trọng. Người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017.
Theo đó, người thực hiện hành vi trên có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng. Hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Trường hợp người thực hiện hành vi bôi nhọ kia thực hiện với nhiều người. Tức là ngoài bạn họ còn bôi nhọ thêm nhiều người khác. Thì người này có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Hay trường hợp nghiêm trọng hơn là gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân. Mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. Hoặc làm nạn nhân tự sát. Thì họ sẽ phại chịu phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Như vậy có thể thấy tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi bôi nhọ danh dự. Người thực hiện có thể phải bồi thường thiệt hại, bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Khi bị bôi nhọ danh dự phải đến cơ quan nào để khiếu nại, tố cáo?
Căn cứ tại Điều 36 Luật An ninh mạng 2018. Bộ Công an là cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về an ninh mạng.
Vì vậy trong trường hợp vị vu khống, bôi nhọ danh dự như bạn đã nói. Bạn cần phải cần phải báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời xử lý. Việc làm này cần thực hiện một cách nhanh chóng nhất có thể. Nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho bản thân bạn khi có hành vi bị bôi nhọ.
Xem thêm bài viết liên quan
Nói xấu bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý thế nào ?
Kể lại giấc mơ xấu về người khác có bị coi là vu khống họ không?
Dùng nick ảo vu khống trên facebook, phạt đến 3 năm tù
Thông tin liên hệ Luật sư
Trên đây là các phân tích về vấn đề “Chửi bới và bôi nhọ danh dự người khác có vi phạm pháp luật không?”. Đồng thời đưa ra một số chế tài mà người có hành vi chửi bới hay bôi nhọ danh dự người khác phải chịu khi thực hiện hành vi này.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Youtube: https://www.youtube.cm/Luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của việc chửi bới, bôi nhọ danh sự của người khác. Mà người thực hiện hành vi sai trái trên sẽ bị xử phạt hành chính. Hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự với việc làm của mình.
Theo đó người thực hiện hành vi trên có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Phải bồi thường thiệt hại cho người đã bị ảnh hưởng vì hành vi. Hoặc phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 05 năm.
Căn cứ tại Điều 36 Luật An ninh mạng 2018. Bộ Công an là cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về an ninh mạng.
Vì vậy trong trường hợp vị vu khống, bôi nhọ danh dự như bạn đã nói. Bạn cần phải cần phải báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời xử lý. Việc làm này cần thực hiện một cách nhanh chóng nhất có thể. Nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho bản thân bạn khi có hành vi bị bôi nhọ.
Danh dự là sự đánh giá của xã hội về một cá nhân hoặc tập thể trên phương diện đạo đức. Hay phẩm chất chính trị và năng lực.
Hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể về bôi nhọ danh dự là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu bôi nhọ danh dự người khác là những hành vi truyền bá thông tin sai sự thật. Gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác.