Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam. Đây là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia. Do đó, đây là khu vực có tiềm năng rất lớn về tư vấn việc làm. Vậy thủ tục xin giấy phép hoạt động tư vấn việc làm được thực hiện như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Hoạt động tư vấn việc làm gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 23/2021/NĐ-CP; quy định các hoạt động tư vấn việc làm của doanh nghiệp bao gồm:
+ Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
+ Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
+ Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
+ Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
Thủ tục xin giấy phép hoạt động tư vấn việc làm tại Hải Phòng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép hoạt động tư vấn việc làm tại Hải Phòng
Căn cứ Điều 17 Nghị định 23/2021/NĐ-CP; quy định khi thành lập công ty về lĩnh vực tư vấn việc làm; người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Giấy đề nghị cấp giất phép của doanh nghiệp (theo mẫu).
Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm (theo mẫu).
01 bản sao được chứng thực từ bản chính hặc bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 năm (36 tháng) trở lên (kèm bản gốc).
Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (theo mẫu).
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu người đại diện là người nước ngoài; thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích…
01 bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao bằng Đại học trở lên; hoặc một trong các văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn; hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép (kèm bản gốc).
Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao hợp đồng lao động; hoặc hợp đồng làm việc; hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (kèm bản gốc).
Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao quyết định bổ nhiệm; hoặc văn bản công nhận kết quả bầu cử của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kèm bản gốc).
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Căn cứ quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 Nghị định 23/2021/NĐ-CP; quy định như sau:
Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính các, trung thực của hồ sơ.
Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ đầy đủ hợp lệ theo quy định; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.
Trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Bước 3: Thông báo hoạt động tư vấn việc làm
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 23/2021/NĐ-CP; quy định về thông báo hoạt động tư vấn việc làm như sau:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép; doanh nghiệp phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về giấy phép; địa điểm, lĩnh vực hoạt động, tên người đại diện theo pháp luật; số điện thoại, e-mail, website.
Trước 10 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu hoạt động dịch vụ việc làm; doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép hoạt động tư vấn việc làm năm 2021
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn của giấy phép hoạt động tư vấn việc làm tối đa là 60 tháng; doanh nghiệp được gia hạn giấy phép nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP; quy định điều kiện cấp giấy phép hoạt động tư vấn việc như sau:
+ Doanh nghiệp phải có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
+ Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ điều kiện làm người quản lý theo quy định của luật doanh nghiệp; và các điều kiện về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý dịch vụ việc làm, cung ứng lao động theo quy định.