Ngày 10/8/2020, Nguyễn Ngọc Thanh bàn giao số tiền của cửa hàng cho thủ quỹ. Tiền được kiểm đếm và niêm phong cho vào két sắt của cửa hàng. Ngày hôm sau, thủ quỹ lấy tiền nộp vào ngân hàng thì nhà băng phát hiện trong đó có 4 triệu đồng là tiền giả. Qua kiểm tra camera, cửa hàng phát hiện Thanh đã mở két sắt tráo đổi tiền giả lấy tiền thật nên làm đơn tố cáo. Thanh khai mua tiền trên một tài khoản facebook tên “Lan Trần”. Vậy hành vi tráo đổi tiền giả lấy tiền thật bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tiền giả là gì?
Tiền giả là loại tiền không phải do nhà nước phát hành. Nó được tạo ra bởi các tổ chức, cá nhân với mục tiêu nhằm trục lợi. Bề ngoài tiền giả có đặc điểm giống đến 95% với tiền thật. Nếu không biết cách nhận dạng tiền giả; tiền thật, nạn nhân sẽ dễ dàng bị các đối tượng sử dụng lừa.
Hậu quả khi tiền giả dễ dàng được tiêu thụ, thì số tiền trong thị trường sẽ tăng cao. Từ đó, dẫn đến lạm phát tăng mà nhà nước không thể kiểm soát được. Chính vì vậy mà đồng tiền mất giá, nền kinh tế bị thiếu hụt mọi nguồn lực để phát triển. Chính vì vậy xử phạt về sử dụng tiền giả cần phải chặt chẽ hơn để tăng tính răn đe đối với các đối tượng.
Dấu hiệu nhận biết tiền giả
Một số cách kiểm tra nhanh hình thức tiền giả bao gồm:
Chất liệu của tiền
Tiền giả thường là nilon nên không có độ đàn hồi đặc trưng và độ bền như tiền thật; khi nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và mở ra, sẽ không đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm; khi kéo, xé nhẹ ở mép tờ tiền sẽ dễ bị bai giãn, rách.
Kiểm tra hình bóng chìm, hình định vị
Ở tiền giả, hình bóng chìm (bên trái mặt trước hoặc bên phải mặt sau tờ tiền) chỉ là hình ảnh mô phỏng; không tinh xảo; hình định vị (bên trái mặt trước,bên phải mặt sau tờ tiền hoặc phía trên bên phải mặt trước, phía trên bên trái mặt sau tờ tiền) không khớp khít; các khe trắng không đều nhau.
Kiểm tra hình ẩn trên cửa sổ nhỏ
Chi tiết nền nhựa trong suốt và đặt tại phía trên bên trái mặt trước hoặc phía trên bên phải mặt sau tờ tiền. Khi đưa cửa sổ nhỏ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng phù hợp ta không nhìn thấy hình ảnh hiện lên xung quanh nguồn sáng. Không có yếu tố hình ẩn.
Kiểm tra các yếu tố in nổi
Ta chỉ có cảm giác trơn lì hoặc có cảm giác gợn tay nhưng không có độ nổi, nhám ráp như tiền thật ở các vị trí: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; Quốc huy, mệnh giá bằng số và bằng chữ; dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”.
Các yếu tố cấu thành tội phạm lưu hành tiền giả
Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; theo quy định tại Điều 207 Bộ luật hình sự:
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt; bất cứ ai có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi nhất định đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Khách thể của tội phạm
- Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế; mà cụ thể là các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tiền tệ.
- Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội làm tiền giả thực hiện hành vi của mình là do cố ý. Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc; nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với việc quyết định hình phạt; chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan:
- Hành vi làm tiền giả: Thể hiện qua các hành vi in; vẽ; photo hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng này giống như tiền thật; ngân phiếu thật; công trái thật nhằm làm cho người khác tưởng thật.
- Hành vi tàng trữ tiền giả: Thể hiện qua hành vi cất giữ các đối tượng này (một cách trái pháp luật) dưới bất kỳ hình thức nào.
- Hành vi vận chuyển tiền giả: Thể hiện qua hành vi đưa đối tượng này từ nơi này đến nơi khác bằng mọi phương thức (đường sông, đường bộ, đường không…) với mọi phương tiện (như tàu, xe, máy bay…).
- Hành vi lưu hành tiền giả: Thể hiện qua hành vi đưa tiền giả; ngân phiếu giả; công trái giả vào sử dụng để thanh toán; trao đổi…(như dùng tiền để mua hàng hóa…).
Hành vi tráo đổi tiền giả lấy tiền thật bị xử lý như thế nào?
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tùy theo mức độ vi phạm mà tội phạm phải chịu mức xử phạt hình sự đối với hành vi này:
- Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
- Người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
- Người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Người chuẩn bị phạm tội này; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Xử phạt hành chính về tội sử dụng tiền giả
Ngoài phải chịu trách nhiệm hình sự; thì còn người phạm tội có thể chịu mức xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng; hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Mời bạn xem thêm:
- Sử dụng chứng minh thư giả có vi phạm pháp luật
- Quảng cáo gian dối, lừa đảo bán thuốc 3 đời bị xử lý như thế nào?
- Dùng chứng chỉ giả để xét tốt nghiệp bị xử lý như thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Hành vi tráo đổi tiền giả lấy tiền thật bị xử lý như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Xóa án tích là việc một người đã bị kết án về một tội phạm, đã chấp hành xong các hình phạt và các điều kiện về xóa án tích thì được xóa án tích theo quy định của luật.
Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
Chủ thể thực hiện hành vi rửa tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội rửa tiền theo quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự. Theo đó; có 3 khung hình phạt chính (hình phạt nặng nhất là 15 năm tù giam); và 1 khung hình phạt bổ sung (phạt tiền; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản).
Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính đối với những tội phạm nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình phạt chính ( bổ sung cho hình phạt chính )
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.