Ngày 14-3-2021, Đỗ Duy Ngọc (SN 1990; HKTT: Hoài Thượng, Thuận Thành, Bắc Ninh) có đến chơi nhà anh T (SN 1990; HKTT: Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội) và nghỉ lại. Tại nhà anh T, Ngọc có mượn chiếc điện thoại Xiaomi POCO M3. Đến khoảng 12h15’ ngày 15-3-2021, anh T có nhờ Ngọc đi chiếc xe máy Honda Airblade đến xưởng gần nhà. Sau khi mở cửa xưởng, Ngọc đã lấy chiếc xe máy và chiếc điện thoại Xiaomi POCO M3 mang đi cầm cố được 21,5 triệu đồng. Vậy hành vi mượn đồ của bạn rồi chiếm đoạt bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Mượn đồ của bạn rồi chiếm đoạt đem bán có thể bị xử lý bởi tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Chiếm đoạt tài sản là gì?
Chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch, đoạt lấy; chiếm lấy tài sản của người khác trái pháp luật, để nắm giữ; quản lý; sử dụng; định đoạt. Hành vi cố ý chiếm giữ tài sản của người khác với mục đích chuyển quyền sở hữu về tài sản từ của người khác sang của mình.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015, hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác là việc: “người vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó”.
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?
Pháp luật về hình sự hiện nay chưa có định nghĩa thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà mới chỉ liệt kê các hành vi thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm a, b khoản 1 điều 175 Bộ luật hình sự 2015. Tuy nhiên xong ta có thể hiểu như sau:
“Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”
Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Mặt chủ thể
Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt phải là người đủ 14 tuổi trở lên; và khi thực hiện hành vi phạm tội không mắc bệnh tâm thần; hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình.
Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1; và khoản 2 Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Mặt khách thể
Quan hệ xã hội được luật hình sự bảo về và bị tội phạm xâm hại trong trường hợp này là: Quan hệ tài sản.
Nếu sau khi đã chiếm đoạt đoạt được tài sản; người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người; hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; thì tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác.
Mặt khách quan
Các yếu tố trong mặt khách quan của tội phạm này bao gồm hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả. Cụ thể:
- Hành vi: Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua các hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác. Sau khi có được tài sản người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối; hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng; nhưng cố tình không trả; Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối; hoặc bỏ trốn nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp; dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
- Hậu quả: Hậu quả của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Theo quy định tại Điều 175 BLHS 2015 thì người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên; hoặc dưới 4 triệu đồng; nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; hoặc đã bị kết án về tội này; hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của BLHS; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Mặt chủ quan
Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Mượn đồ của bạn rồi chiếm đoạt bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính
Người thực hiện hành vi với giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 04 triệu đồng; và không thuộc trường hợp bị xử lý hình sự: có thể bị phạt hành chính về hành vi dùng thủ đoạn gian dối; hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Theo đó, mức phạt hành chính theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối; hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
Truy cứu trách nhiệm hình sự:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm
– Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Gây hậu quả nghiêm trọng.
– Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc trong các trường hợp
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Hình phạt bổ sung
- Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng
- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
- Bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ở đâu?
Theo điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
+ Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
+ Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Khi bị chiếm đoạt tài sản, bạn có thể tố cáo theo 2 cách như sau:
Số điện thoại trực ban hình sự: 069 234 85 60 – Cục Cảnh sát hình sự.
Số hotline riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh: 08 3864 0508.
Để yêu cầu tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố được giải quyết trực tiếp, bạn hãy tiến hành thông báo tin cho cơ quan điều tra công an cấp huyện; hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tại nơi cư trú của bạn hoặc của người lừa đảo.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào?
- Giả nhân viên y tế tẩm thuốc mê vào khẩu trang lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Có thể chuộc lại tài sản đã bán cho người khác không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Mượn đồ của bạn rồi chiếm đoạt bị xử lý như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Đối với người sử dụng tài liệu giả (giấy khám sức khỏe) để thực hiện hành vi trái pháp luật; có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 60.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ; hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 07 năm tù giam
Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.