Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội; chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Vậy cơ cấu tổ chức của Chính phủ được quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức Chính phủ 2015, sửa đổi bổ sung 2019; quy định cơ cấu tổ chức của Chính phủ như sau:
Điều 2. Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ
2, Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Theo quy định trên, Chính phủ được tổ chức gồm các Bộ, cơ quan ngang bộ. Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành; lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng; thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu. Số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.
Việc thành lập các vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập; do Chính phủ quyết định căn cứ vào tính chất, phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ; và quyền hạn của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
Thành viên của Chính phủ
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật tổ chức Chính phủ 2015, sửa đổi bổ sung 2019; quy định thành viên của Chính phủ như sau:
Điều 2. Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ
1, Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Như vậy, theo quy định trên, Chính phủ gồm Thủ tướng, các phó thủ tướng, các bộ trường và thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cụ thể như sau:
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ; và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công. Tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành; lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ
Căn cứ Điều 5 Luật tổ chức chính phủ 2015, sửa đổi bổ sung 2019; quy định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ như sau:
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng; phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương; bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo; tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về “cơ cấu tổ chức của Chính phủ” hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Ý nghĩa quyền miễn trừ của Đại biểu Quốc hội là gì?
Câu hỏi thường gặp
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ là bộ máy giúp việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ.
Trách nhiệm của Chính phủ bao gồm:
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước; về các chủ trương, chính sách do mình đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ báo cáo công tác của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước một năm hai lần. Chính phủ báo cáo công tác đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.