Trong mấy năm gần đây đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn thương tâm; có liên quan trực tiếp tới xe chở tôn, cũng như chuyên chở các vật liệu nguy hiểm khác; như cọc tre, thép cây, kính, cây gỗ… Khi va chạm với xe chở tôn, chở vật liệu cồng kềnh nguy hiểm; thì hậu quả thương vong tới thân thể là vô cùng nặng nề. Vậy, Đi xe máy chở tôn thép bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Đi xe máy chở tôn thép sẽ bị xử phạt
Theo khoản 4 Điều 19 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT; xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá:
- Bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng 0,5 mét;
- Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
Cụ thể, theo khoản 4 Điều 19 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT có quy định cụ thể như sau:
“Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ
3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.
4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe”.
Như vậy, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chở tôn thép vượt quá một trong các giới hạn trên thì bị coi là chở hàng cồng kềnh. Trên thực tế, các tấm tôn, cây thép chở trên đường thường; là những có kích thước rất lớn, thậm chí bị kéo lê trên đường; cho nên đây chính là hành vi chở hàng cồng kềnh theo quy định.
Đi xe máy chở tôn thép bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
Nếu vượt quá quy định nêu trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính xếp hàng hóa trên xe; vượt quá giới hạn quy định cụ thể mức phạt căn cứ theo điểm k, khoản 3, Điều 6, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác”.
Vậy hành vi đi xe máy chở tôn thép là hành vi chở hàng cồng kềnh sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Có thể thấy mức phạt trên còn khá khiêm tốn so với hệ lụy mà nó có thể gây ra trong thực tế.
Xe ô tô chở thép cuộn trái phép bị xử lý thế nào?
Những xe container chở các cuộn tôn, thép nặng hàng chục tấn; lưu thông trên đường diễn ra thường xuyên và không ít vụ tai nạn; đã xảy ra khi các cuộn kim loại này không được chằng buộc cẩn thận; đã đứt xích, rơi xuống đường; thậm chí có vụ tài xế đã tử vong khi bị các cuộn thép này đè bẹp cabin xe.
Các cuộn thép này nặng hàng chục tấn nhưng lại chằng buộc rất sơ sài; đặt trên sàn rơmoóc được kê bằng thanh gỗ nhỏ và chằng bằng sợi dây xích nhỏ hoặc dây dù dày luồn qua cuộn thép để giằng néo vào sàn rơmoóc. Chính vì vậy, khi có sự cố xảy ra, xe phanh gấp dồn lực về phía trước khiến các dây xích chằng bị đứt. Nhiều lái xe chuyên nghiệp cũng thừa nhận, rất khó để có thể xử lý khi vụ tai nạn xảy ra.
Căn cứ quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt quy định, việc ô tô tải chằng buộc hàng hóa không chắc chắn sẽ bị xử phạt mức phạt tiền từ 600-800 ngàn đồng.
Trường hợp vận chuyển hàng hóa không chằng buộc an toàn dẫn đến tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 8-12 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.
Phương thức nộp phạt khi vi phạm đi xe máy chở tôn thép
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt: Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Đi xe máy chở tôn thép bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đi xe chở hàng cồng kềnh bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Phương tiện chở hàng hóa vượt quá kích thước quy định; như sau được xem là chở hàng cồng kềnh. Tức là,
Chiều rộng: Không vượt quá bề rộng giá đèo hàng; theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét (30 cm).
Chiều dài phía sau: Không vượt quá 0,5 mét (50 cm).
Chiều cao: Tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét (150 cm).
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ giấy tờ liên quan đến người điều khiển phương tiện để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt. Do đó, trường hợp bạn vi phạm lỗi chở hàng cồng kềnh thì phía CSGT có quyền tạm giữ Giấy phép lái xe để đảm bảo việc nộp phạt của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn gây tai nạn giao thông vì chở hàng cồng kềnh thì còn bị tước bằng lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng. Do đó, trường hợp chở hàng cồng kềnh trên xe máy không gây tai nạn thì bị phạt tiền không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe.