Chào Luật sư. Tôi có mời một Kỹ sư người Nhật Bản về công ty tôi làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Chúng tôi chuẩn bị ký hợp đồng lao động. Sau đó, anh ấy có đề xuất là việc tính tiền lương sẽ tính theo đơn vị đô la. Tuy nhiên, tôi lo sợ nếu thanh toán tiền lương bằng đô la sẽ vi phạm pháp luật. Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi có được trả lương cho lao động nước ngoài bằng ngoại tệ không? Hi vọng nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn Luật sư X xin phép đưa ra phương án cho câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động năm 2019
- Pháp lệnh Ngoại hối 2005 sửa đổi, bổ sung 2013
- Nghị định 88/2019/NĐ-CP/NĐ-CP
- Thông tư 32/2013/TT-NHNN
Tiền lương là gì?
Theo Khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động 2019:
“Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”
Theo đó, tiền lương là tổng số tiền người lao động nhận được khi thực hiện công việc theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Cấu thành tiền lương
Tiền lương là tổng số tiền người lao động nhận được khi thực hiện công việc theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Số tiền này bao gồm 03 thành phần là mức lương theo công việc; chức danh; phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; cụ thể:
- Mức lương theo công việc và chức danh là số tiền lương cơ bản mà người lao động có thể nhận được khi tham gia vào quan hệ lao động; được thỏa thuận dựa trên năng lực; năng suất làm việc của người lao động và công việc; chức danh mà người lao động thực hiện.(Theo Điểm a; Khoản 5; Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020).
- Phụ cấp lương là khoản tiền bổ sung vào tiền lương cơ bản nhằm bù đắp các yếu tố không ổn định về điều kiện lao động mà khi xác định tiền lương cơ bản chưa tính được.
- Các khoản bổ sung khác: Các khoản bổ sung khác theo Điểm c Khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH bao gồm: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể; cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng và các khoản bổ sung không được xác định mức tiền cụ thể cùng với mức lương trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung này nếu không xác định được mức tiền cụ thể và được trả thường xuyên thì không được tính vào lương để đóng bảo hiểm xã hội; tương tự như trợ cấp đi lại hay trợ cấp tiền ăn giữa các ca làm.
Có được phép thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ?
Theo khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh Ngoại hối 2013, Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNH quy định cụ thể:
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (gồm quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong đó, ngoại tệ (đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực) là một hình thức của ngoại hối.
Như vậy, pháp luật hiện hành cấm ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại tệ, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Có được trả lương cho lao động nước ngoài bằng ngoại tệ?
Theo Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN, các giao dịch sau được phép sử dụng ngoại tệ:
- Điều chuyển vốn nội bộ trong doanh nghiệp;
- Góp vốn thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Trả lương cho người lao động nước ngoài;
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú;
- Giao dịch với Doanh nghiệp chế xuất;
- Giao dịch với Tổ chức tín dụng;
- Thanh toán phí, lệ phí cho cơ quan nước ngoài;
- Cung ứng dịch vụ ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu;
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
- Kinh doanh hàng miễn thuế;
- Kinh doanh đại lý vận tải;
- Cung ứng dịch vụ ngoại hối;
- Kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn và du lịch;
- Cung ứng dịch vụ tại khu cách ly, kho ngoại quan
- Một số giao dịch trong hoạt động đấu thầu
- Giao dịch được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận
Như vậy, pháp luật Việt Nam cho phép việc trả lương cho người nước ngoài qua ngoại tệ. Do đó, bạn có thể trả lương cho người lao động đó bằng đô la.
Xử phạt khi vi phạm thanh toán bằng ngoại tệ
Nếu giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ không đúng quy định nêu trên sẽ bị xử phạt từ 200 – 250 triệu đồng (điểm c khoản 6 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP).
Mức phạt tương tự đối với hành vi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật.
Người nước ngoài có được tạm ứng tiền lương không?
Điều 101 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng đã có quy định về việc tạm ứng tiền lương của người lao động như sau:
“Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.”
Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Như vậy, lao động là người nước ngoài hoàn toàn có thể tạm ứng tiền lương nếu như đáp ứng các điều kiện của pháp luật.
Xem thêm :Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người Nhật Bản tại Việt Nam.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, hầu hết các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam đều phải dùng đồng tiền của Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các giao dịch có thể được thực hiện bằng ngoại tệ. Trong đó, việc trả lương cho người lao động nước ngoài có thể được thực hiện thông qua ngoại tệ. Điều này tạo điều kiện cho việc trả lương người lao động được thực hiện dễ dàng hơn.
Mời bạn xem thêm:
- Doanh nghiệp cần chú ý gì về thuế trong giai đoạn cuối năm này?
- Những quy định mới về nội quy lao động nhất định phải nắm được
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký nội quy lao động mới nhất
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Có được trả lương cho lao động nước ngoài bằng ngoại tệ? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
“Tiền lương là thù lao bằng tiền mặt và hiện vật trả cho người làm công một cách đều đặn, cho thời gian làm việc hoặc cho lao động thực tế, cùng với thù lao cho khoảng thời gian không làm việc như là nghỉ mát hàng năm, nghỉ có hưởng lương hoặc nghỉ lễ”.
Tiền lương ở Nhật Bản không tính đến những đóng góp của người sử dụng lao động cho quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí hay những phúc lợi mà người lao động được hưởng
Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4; hoặc Điều 5 Nghị định này.
Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.
Hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm:
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.