Công an TP. Vinh (Nghệ An) vừa tạm giữ hình sự hai đối tượng làm giả các tài liệu trong hồ sơ dự thầu như cam kết dự thầu, bảo lãnh vốn ngân hàng… cho một số doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn TP. Vinh để tham gia dự thầu các công trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Vậy làm giả hồ sơ dự thầu sẽ bị xử lý thế nào? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X
Căn cứ pháp lý:
Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 222 Bộ luật hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đây là một tội phạm mới lần đầu tiên Nhà nước ta hình sự hóa cụ thể các sai phạm trong hoạt động đấu thầu thành một tội danh riêng biệt. Đây cũng được coi là một tội danh quy định chi tiết, cụ thể hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động đấu thầu, với cấu thành tội phạm cụ thể như sau:
Khách thể tội phạm:
Đối tượng tác động của tội này gồm: hoạt động đấu thầu; chỉ định thầu đối với các chương trình; dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn nhà nước theo các quy định của pháp luật
Đối tượng bị xâm phạm là các hoạt động trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu; việc thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội; công tác quản lý hoạt động đấu thầu các công trình, dự án của Nhà nước; hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh quốc gia.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm vi các quy định về đấu thầu là những người thực hiện các giai đoạn; công việc trong quá trình đấu thầu; là những người làm việc thuộc chủ đầu tư; bên mời thầu; tư vấn; giám sát…
Các hành vi khách quan của tội vi phạm các quy định về đấu thầu; có những hành vi yêu cầu có chủ thể đặc biệt như hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; hay hành vi tiết lộ, tiếp nhận nội dung tài liệu, thông tin về hồ sơ quan tâm; hồ sơ mời tuyển; hồ sơ mời thầu; hồ sơ yêu cầu; các loại sổ tay ghi chép; biên bản cuộc họp xét thầu… trái pháp luật.
Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả ngiêm trọng là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Mặt khách quan của tội phạm
Tội phạm phạm tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng có hai hành vi phạm tội như sau:
Can thiệp trái pháp luật trong hoạt động đấu thầu: Đây là hành vi lợi dụng chức danh, quyền hạn để can thiệp phi pháp vào hoạt động đấu thầu. Việc can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu có thể nhằm làm thay đổi kết quả đấu thầu; thay đổi các hồ sơ mời thầu; hồ sơ dự thầu… Việc can thiệp có thể là trực tiếp; hoặc thông qua việc gây áp lực cho những người có trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động đấu thầu, các bên tư vấn, tham gia dự thầu.
Thông thầu: được hiểu là hành vi thông đồng, cấu kết, dàn xếp với nhau của các bên tham gia đấu thầu để một bên thắng thầu, làm mất đi tính cạnh tranh công bằng, minh bạch của đấu thầu, các nhà thầu khác dù có điều kiện kỹ thuật tốt hơn đáp ứng được gói thầu nhưng không được đối xử công bằng hoặc bị loại vì hành vi chèn ép, không có cơ hội tham gia đấu thầu.
Gian lận trong đấu thầu: Gian lận trong đấu thầu là hành vi của những người tham gia dự thầu, những người có trách nhiệm trong thẩm định các hồ sơ, nhà thầu, nhà đầu tư hoặc để đạt được lợi ích khác, trốn tránh các nghĩa vụ phải thực hiện.
Cản trở hoạt động đấu thầu: là hành vi của cá nhân, tổ chức ngăn cản, gây khó khăn, trở ngại cho những cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoặc tham gia hoạt động đấu thầu. Qua việc cản trở hoạt động đấu thầu, các cá nhân tổ chức làm sai kết quả lựa chọn nhà thầu; làm sai lệch hồ sơ; gây thiệt hại về tài sản; hiệu quả hoạt động đấu thầu; hiệu quả thực hiện dự án đầu tư…
Vi phạm quy định của Nhà nước về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu: Đảm bảo hiệu quả hoạt động đầu tư, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các hoạt động đấu thầu cần đảm bảo công bằng, minh bạch, lựa chọn được nhà thầu có khả năng thực hiện hiệu quả nhất dự án đầu tư.
Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu: Nợ đọng vốn là việc các nhà thầu đã thực hiện dự án đầu tư nhưng không được chủ đầu tư thanh toán kinh phí. Nợ đọng vốn của nhà thầu ảnh hưởng tới hoạt động tái đầu tư; ảnh hưởng đến việc cân đối và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của nhà thầu. Mặt khác, đa phần các nhà thầu hiện nay đều sử dụng nguồn vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau và phải chịu lãi suất.
Chuyển nhượng thầu trái phép:Trong quá trình thực hiện các gói thầu, luật pháp cho phép các nhà thầu được chuyển nhượng nhằm thực hiện hiệu quả gói thầu. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng thầu cần tuân thủ các quy định của pháp luật.
Hậu quả: Là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Theo quy định thì hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên; hoặc gây thiệt hại dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ cấu thành tội phạm. Thiệt hại ở đây không nhất thiết là thiệt hại về tài sản của Nhà nước; mà có thể là thiệt hại về tài sản của các nhà thầu; các cá nhân; tổ chức khác…
Mặt chủ quan của tội phạm:
Hình thức lỗi: Tội phạm vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng có hình thức lỗi là cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. Hành vi vi phạm các quy định về đấu thầu gây có lỗi vô ý thì tùy theo tính chất mức độ hậu quả mà xem xét ở các hành vi phạm tội khác.
Động cơ mục đích không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành. Tội phạm này thường có động cơ, mục đích là vụ lợi. Các hành vi phạm tội thường có sự cấu kết, thông đồng của chủ đầu tư; bên mời thầu; các nhà thầu; nhà tư vấn; giám sát,… nhằm nâng giá thầu, lựa chọn nhà thầu không đúng, không đủ năng lực sau đó chuyển nhượng thầu… từ đó ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước. Tội phạm này thường đi kèm với hành vi tham ô; đưa hối lộ; nhận hối lộ và các tội phạm về tham nhũng khác.
Làm giả hồ sơ dự thầu sẽ bị xử lý như thế nào?
Đối với tổ chức; cá nhân làm giả hồ sơ dự thầu và vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan; tùy theo tính chất; mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật; xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự; vi phạm Luật Đấu thầu sẽ gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia và quyền,; lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nếu bị thiệt hại thì được bồi thường. Ngoài ra, theo tính chất; mức độ vi phạm; tổ chức; cá nhân vi phạm Luật Đấu thầu và Đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và bị đưa vào danh sách nhà thầu vi phạm trên Hệ thống mạng đấu thầu.
Ngoài ra, theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân làm giả hồ sơ dự thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và bị đưa vào danh sách nhà thầu vi phạm trên Hệ thống mạng đấu thầu. Ngoài ra, Nghị định số 63 của Chính phủ cũng quy định rõ, đối với hành vi gian lận trong hoạt động đấu thầu, người vi phạm sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong thời hạn từ 3 tháng, 5 năm đến 5 năm, tùy theo mức độ vi phạm.
Hành vi làm giả hồ sơ dự thầu, người nào thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 222 Bộ luật hình sự 2015; sửa đổi 2017 gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Thậm chí, có thể bị phạt tù đến 20 năm nếu phạm tội gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về:
Làm giả hồ sơ dự thầu sẽ bị xử lý như thế nào?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833 102 102
Xem thêm:
Làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần để thoát tội bị xử lý như thế nào?
Làm giả hồ sơ để tiêm vaccine COVID-19 sẽ bị xử lý thế nào?
Xử lý thế nào nếu phát hiện người lao động làm giả hồ sơ xin việc?
Câu hỏi thường gặp
Bộ hồ sơ dự thầu hoàn chỉnh bao gồm những thủ tục sau:
– Đơn dự thầu và thỏa thuận liên danh.
– Giấy ủy quyền ký đơn dự thầu.
– Bảo đảm dự thầu.
– Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ.
– Tài liệu chứng minh năng lực – kinh nghiệm.
– Tài liệu chứng minh tài chính.
– Đề xuất về kỹ thuật
– Đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu
– Các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Chủ thể của tội làm giả hồ sơ dự thầu là chủ thể thường; chứ không yêu cầu là chủ thể đặc biệt; tức là chỉ cần là người đủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự; mà thực hiện hành vi phạm tội; thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Nếu trong trường hợp người phạm tội là người có chức vụ quyền hạn; mà có hành vi này thì sẽ coi là tình tiết tăng nặng lạm dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội.
Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội làm giả hồ sơ dự thầu là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Hành vi làm giả hồ sơ thầu bị xử lý như sau: gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Thậm chí, có thể bị phạt tù cao nhất đến 20 năm nếu phạm tộ