Báo chí là kênh quảng cáo uy tín; chiếm được sự tin tưởng của nhiều người; giúp quảng cáo dễ dàng tiếp cận tới khách hàng tiềm năng. Bởi vậy, quảng cáo trên báo in luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trong việc quáng bá, tiếp thị sản phẩm. Vậy khi quảng cáo trên báo in cần lưu ý những gì? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện để được quảng cáo trên báo in
Căn cứ Điều 20 Luật quảng cáo 2012 sửa đổi 2018; quy định về điều kiện về quảng cáo. Theo đó, pháp luật cho phép quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ sau:
+ Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa; dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Quảng cáo cho các loại sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ; phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
+ Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu; hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
+ Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt (bao gồm: thuốc; mỹ phẩm; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn; sữa và sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ; thực phẩm, phụ gia thực phẩm; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; trang thiết bị y tế; thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật; sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật; thuốc, vật tư thú y; phân bón. chế phẩm sinh học); thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Nội dung và diện tích quảng cáo trên báo in
Diện tích quảng cáo không được vượt quá 15% tổng diện tích một ấn phẩm báo; hoặc 20% tổng diện tích một ấn phẩm tạp chí; trừ báo, tạp chí chuyên quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt quảng cáo với các nội dung khác.
Để ra phụ trương quảng cáo thì cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trước ít nhất 30 ngày; tính đến ngày phát hành đầu tiên của phụ trương quảng cáo. Phụ trương quảng cáo của báo phải đánh số riêng; có cùng khuôn khổ, phát hành kèm theo số trang báo chính.
Theo quy định tại Điều 19 và khoản 4 Điều 21 Luật quảng cáo 2012 sửa đổi 2018; quy định nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng; không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo. Đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt sẽ trình bày nội dung quảng cáo theo văn bản hướng dẫn cụ thể của Chính phủ.
Hơn nữa, trên trang một của phụ trương quảng cáo phải ghi rõ các thông tin sau:
+ Tên tờ báo;
+ Tên, địa chỉ của cơ quan báo chí;
+ Dòng chữ “Phụ trương quảng cáo không tính vào giá bán”.
Đặc biệt, không được quảng cáo trên bìa một của tạp chí, trang nhất của tờ báo.
Lưu ý về chữ viết khi quảng cáo trên báo in
Theo quy định tại Điều 19 và khoản 4 Điều 21 Luật quảng cáo 2012 sửa đổi 2018; quy định chữ viết trong quảng cáo.
Theo đó, trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
+ Nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài; hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt.
+ Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo; thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.
Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo bao gồm:
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo.
+ Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng cáo.
+ Khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào việc thiết kế; xây dựng sản phẩm quảng cáo, đầu tư có hiệu quả vào quảng cáo.
+ Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quảng cáo; ưu tiên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
+ Mở rộng hợp tác quốc tế về hoạt động quảng cáo.