Rượu bia ngày nay, có lẽ là một phần không thể thiếu trong mỗi cuộc vui của không ít người. Việc uống một lượng rượu bia vừa phải, giúp con người có cảm giác sảng khoái về mặt tinh thần. Tuy nhiên, khi rượu bia bị con người, lạm dụng một cách quá mức; có thể gây lên những tác hại khó lường cho sức khỏe cũng như những người xung quanh. Trong đó, có thể nói có một bộ phận không nhỏ; người có thói quen ép người khác uống rượu bia khi tham gia vào các cuộc vui. Vậy, hành vi này, có thể bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này, qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Các hành vi nghiêm cấm khi sử dụng rượu bia
Việc mời bia được xem như là một văn hóa, lễ nghi khi giao tiếp trong bàn tiệc. Tuy nhiên nhiều trường hợp mời nhậu theo kiểu ép buộc người khác phải uống rượu bia, đến mức không làm chủ được hành vi, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và nguy hiểm hơn là nhiều người đã có các hành vi coi thường mạng sống của người khác.
Theo đó, đây là một trong những hành vi bị cấm bởi pháp luật. Theo đó, tại điều 5 Luật phòng chống, tác hại của rượu bia 2019; quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
- Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi; trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan; hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân; học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
- Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
- Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
Ép người khác uống rượu bia có thể bị xử phạt như thế nào?
Việc ép người khác uống rượu bia, là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Đồng thời, đôi khi việc ép người khác uống rượu bia đôi khi còn có thể gây ra nhiều những hậu quả xấu; cho chính người sử dụng cũng như những người xung quanh. Theo đó, tại khoản 2 điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP đã có quy định về việc xử phạt hành vi này như sau:
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia.
Theo đó, mức xử phạt cao nhất đối với hành vi này, có thể lên tới 3 triệu đồng. Ngoài ra, mức phạt này cũng áp dụng với hành vi uống ượu, bia ngay trước; trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
Trường hợp, người uống rượu bia khi tham gia giao thông; thì mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông có thể lên tới 40 triệu đồng; và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị tước bằng lái xe.
Có thể bạn quan tâm
Cơ sở kinh doanh rượu bia có thể bị phạt khi không nhắc khách không lái xe sau khi uống rượu bia
Theo quy định tại khoản 1 điều 35 Nghị định 117/2020/NĐ-CP; trong trường hợp khách hàng sử dụng rượu bia, thì cơ sở kinh doanh rượu bia; phải có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng không được tham gia giao thông, khi uống rượu bia. Theo đó, trong trường hợp cơ sở kinh doanh không thực hiện; việc nhắc nhở khách hàng có thể bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở; theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không nhắc nhở hoặc không có biển cảnh báo; đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.
Theo, đó mức phạt cao nhất đối với cơ sở kinh doanh rượu bia khi không thực hiện việc này; có thể lên tới 5 triệu. Ngoài ra, trong trường hợp sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi; trực tiếp tham gia vào việc mua bán rượu bia, cơ sở kinh doanh còn có thể bị xử phạt tới 15 triệu.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Ép người khác uống rượu bia có thể bị xử phạt như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Học sinh uống rượu bia trong giờ học bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người dưới 18 tuổi uống rượu bia còn có thể bị phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.
Công chức xúi giục người khác uống rượu bia thì có thể bị xử lý theo điểm b khoản 2 điều 30 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP; theo đó, hành vi này bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Căn cư vào quy định của Nghị định 117/2020/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không giáo dục, không giám sát, không nhắc nhở thành viên gia đình chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia”.
Như vậy, nếu trẻ nhỏ cố tình uống rượu bia thì cha mẹ vẫn bị xử phạt hành chính vì không giám sát trẻ.