Một độc giả gửi câu hỏi về Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X; với nội dung: “Buổi chiều tối, tôi lái ô tô lưu thông trên đường, CSGT tuýt còi kiểm tra. Tôi đã xuất trình GPLX, giấy tờ xe. CSGT đi kiểm tra một vòng quanh xe rồi thông báo xe tôi vi phạm lỗi “không có đèn báo hãm” và tiến hành lập biên bản xử phạt. Vậy, Đi xe không có đèn báo hãm bị xử phạt nhiêu tiền theo quy định pháp luật? Do tôi không biết đèn bị cháy thì có bị phạt không?”. Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Đèn báo hãm là bộ phận nào?
Đèn xe là một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu trên mỗi phương tiện giao thông, với vai trò chiếu sáng, soi đường nó đảm bảo mang đến sự an toàn cho các xế trong quá trình lưu thông, đặc biệt là lưu thông trong điều kiện trời tôi, thiếu ánh sáng.
Đèn hậu hay còn gọi là đền báo hãm, cho thấy phần cạnh sau của xe, giúp các người lái xe khác có thể ước tính kích cỡ và hình dáng xe của bạn. Bên cạnh đó, đèn hậu còn giúp những người điều khiển phương tiện khác có thể thấy rõ xe của bạn đang ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt nào như mưa hay tuyết. Nếu đèn chiếu hậu bị hỏng, hãy đi thay cái mới ngay.
Đèn chiếu hậu là một trong những điều kiện bắt buộc đảm bảo tham gia giao thông của xe cơ giới là có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.
Đèn hậu nằm ở phía đuôi xe, hướng ra phía sau. Một số đèn có chất liệu phản quang phía trong giúp tăng cường cường độ sáng để đèn trông sáng và rõ hơn.
Đi xe không có đèn báo hãm bị xử phạt nhiêu tiền theo quy định pháp luật?
Đối với ô tô
Theo quy định tại Khoản 2a Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này.
Như vậy, nếu điều khiển xe ô tô mà không có đèn báo hãm thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Đối với xe máy
Theo quy định tại Khoản 1a Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.
Như vậy, nếu điều khiển xe máy mà không có đèn báo hãm thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online.
Đi xe không có đèn báo hãm trong khi không biết bị xử lý như thế nào?
Theo Khoản 17 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Theo đó, điều kiện để phương tiện được lưu thông trên đường cụ thể như sau.
- Đối với xe ô tô, căn cứ vào Điều 53 Luật Giao thông đường bộ; xe ôtô phải bảo đảm các quy định: Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; Tay lái của xe ôtô ở bên trái của xe; trường hợp xe ôtô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; …
- Đối với xe máy chuyên dùng, căn cứ vào Điều 57 Luật Giao thông đường bộ, xe máy chuyên dùng cần đảm bảo các quy định sau: Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; Có đèn chiếu sáng; Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển; Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; Có đăng ký và gắn biển số; …
Luật GTĐB quy định các phương tiện khi tham gia giao thông phải có đầy đủ thiết bị an toàn, đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; nếu không sẽ bị xử phạt hành chính do hành vi vi phạm.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Đi xe không có đèn báo hãm bị xử phạt nhiêu tiền theo quy định pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đi xe vượt quá tốc độ cho phép bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Đối với ô tô:
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng quy định tại Điểm c, khoản 11 điều 5 Nghị định 100 2019.
Đối với xe máy:
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
Ngoài ra bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng quy định tại điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
– Từ 05 – 10 km/h: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây bị phạt từ 600.000 – 800.000 đồng);
– Từ 10 – 20 km/h: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng (trước đây bị phạt từ 02 – 03 triệu đồng);
– Từ 20 – 35 km/h: Phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng (trước đây bị phạt từ 05 – 06 triệu đồng và tước Bằng từ 01 – 03 tháng);
– Trên 35 km/h: Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng (trước đây bị phạt từ 07 – 08 triệu đồng và tước Bằng từ 02 – 04 tháng). Ngoài ra, lái xe quá tốc độ gây tai nạn còn có thể bị xử lý hình sự.