Để đảm bảo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, hoạt động hiệu quả, đúng quy định pháp luật; Nhà nước đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ. Trong đó, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là một trong những hoạt động hiệu quả, hữu ích nhất với doanh nghiệp. Do đó, trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định 39/2018/NĐ-CP; quy định các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình; thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật; khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật. Và Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật.
Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật
Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật cho doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2020/NĐ-CP; quy định về xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác; và sử dụng cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác; và sử dụng cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo Nghị định số 52/2015/NĐ-CP; ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; hoặc văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định này.
Việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu; về điều ước quốc tế liên quan đến thương mại mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; được thực hiện theo Luật Điều ước quốc tế và văn bản quy phạm pháp luật.
Cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mặc pháp lý của doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 80/2020/NĐ-CP; quy định về xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật; khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý.
Cụ thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa được khai thác và sử dụng miễn phí cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý. Cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý bao gồm:
+ Các bản án, quyết định của tòa án; phán quyết, quyết định của trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp có hiệu lực thi hành; và được phép công khai hoặc kết nối với cổng thông tin điện tử công khai các văn bản này.
+ Các văn bản trả lời của bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình áp dụng pháp luật.
+ Các văn bản tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật đối với các vụ việc; vướng mắc pháp lý theo yêu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bộ Tư pháp chủ trì tổ chức xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu về vụ việc; vướng mắc pháp lý trên Trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cơ sở dữ liệu về tranh chấp, bản án, quyết định liên quan đến doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 80/2020/NĐ-CP; quy định về xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu về bản án, quyết định của tòa án; phán quyết của trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp.
Cụ thể, việc công bố bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án trên cổng thông tin điện tử của tòa án; được thực hiện theo Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP.
Công bố phán quyết, quyết định của trọng tài thương mại được thực hiện theo pháp luật trọng tài thương mại; thỏa thuận của các bên có liên quan đến phán quyết, quyết định đó.
Công bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh; và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Việc công bố quyết định xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Văn bản trả lời của cơ quan nhà nước về các vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 80/2020/NĐ-CP; quy định về xây dựng, quản lý, duy trì; cập nhật dữ liệu về văn bản trả lời của cơ quan nhà nước đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cụ thể, bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời đối với vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; trong áp dụng chung về pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương do mình quản lý; trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp vướng mắc phức tạp thì có thể trả lời trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hệ thống hóa; cập nhật dữ liệu về văn bản trả lời của bộ, cơ quan ngang bộ; địa phương mình đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa; trong áp dụng chung về pháp luật lên cổng thông tin điện tử của mình; trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày văn bản được ký ban hành.
Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 80/2020/NĐ-CP; quy định về xây dựng, quản lý, duy trì; cập nhật dữ liệu về văn bản tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật; và thủ tục hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật.
Cụ thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo lĩnh vực quản lý của bộ; cơ quan ngang bộ thông qua danh sách tư vấn viên pháp luật được đăng tải trên cổng thông tin của bộ, cơ quan ngang bộ đó. Sau khi thỏa thuận dịch vụ tư vấn pháp luật với tư vấn viên pháp luật phù hợp thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật; doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi hồ sơ trực tiếp; hoặc qua dịch vụ bưu chính; hoặc bằng phương thức điện tử đến bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật về vụ việc, vướng mắc.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ tư vấn pháp lý của doanh nghiệp; bộ, cơ quan ngang bộ xem xét thông báo bằng văn bản về việc đồng ý; hoặc không đồng ý hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trường hợp không đồng ý hỗ trợ chi phí thì phải nêu rõ lý do.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý
Căn cứ xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 80/2020/NĐ-CP; quy định căn cứ xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
+ Nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong từng thời kỳ; ngành, lĩnh vực, địa phương.
+ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội và kế hoạch ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh.
+ Nguồn lực của bộ, cơ quan ngang bộ; chính quyền địa phương cấp tỉnh; tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.
Các hoạt động của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 80/2020/NĐ-CP; quy định các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
+ Hoạt động cung cấp thông tin; bao gồm thông tin pháp luật trong nước; thông tin pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế; cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa (nếu có).
+ Hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật; bao gồm bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho mạng lưới tư vấn viên pháp luật.
+ Hoạt động tư vấn pháp luật. Bao gồm đối thoại, giải quyết các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp; và các hoạt động tư vấn pháp luật khác phù hợp với các quy định của pháp luật trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa; và nguồn lực theo quy định.
Thời hạn thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 80/2020/NĐ-CP; quy định về Thời hạn thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
+ Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có thời hạn tối đa 05 năm kể từ ngày được phê duyệt.
+ Cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức tổng kết để xây dựng; hoặc đề xuất xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp và nguồn lực của cơ quan, tổ chức.
Xây dựng và phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 80/2020/NĐ-CP; quy định về xây dựng và phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cụ thể, đối với chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
+ Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý chủ động; hoặc theo yêu cầu của Bộ Tư pháp đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; gửi đến Bộ Tư pháp để tổng hợp xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và tổ chức khác; cá nhân có liên quan xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi bộ; cơ quan ngang bộ thì bộ, cơ quan ngang bộ lồng ghép các nội dung của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vào Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của bộ, cơ quan ngang bộ.
Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương: Sở Tư pháp chủ trì; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chương trình. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chương trình trong phạm vi địa phương.
Triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 80/2020/NĐ-CP; quy định về triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cụ thể, sau khi chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình hoặc giao cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện.
Cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành và công bố công khai kế hoạch triển khai thực hiện trên cổng thông tin điện tử của mình; và Trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Tư pháp.
Việc lựa chọn, ký hợp đồng; đánh giá kết quả thực hiện và thanh lý hợp đồng với cơ quan, tổ chức; cá nhân có chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; để triển khai các hoạt động của chương trình được thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu và pháp luật có liên quan.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Nhà nước hỗ trợ những gì?
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán.
Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ về:
+ Hỗ trợ tiếp cận tín dụng
+ Hỗ trợ mặt bằng sản xuất
+ Hỗ trợ thuế, kế toán
+ Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung
+ Hỗ trợ mở rộng thị trường
+ Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý
+ Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực