Nghị đNghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghị định này được Quốc hội ban hành ngày 17/02/2017 và chính thức có hiệu lực từ ngày 17/02/2017.
Tình trạng pháp lý của Nghị định 16/2017/NĐ-CP
Số hiệu: | 16/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 17/02/2017 | Ngày hiệu lực: | 17/02/2017 |
Ngày công báo: | 27/02/2017 | Số công báo: | Từ số 157 đến số 158 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung chính của Nghị định 16/2017/NĐ-CP
Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước theo Nghị định 16/2017/NĐ-CP
Theo Nghị định số 16/2017/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của Việt Nam với chức năng:
+ Quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối;
+ Phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ;
+ Quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định 16/2017/NĐ-CP
Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn tại Luật Ngân hàng Nhà nước và Nghị định 123/2016 thì Ngân hàng Nhà nước còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau theo Nghị định 16/2017/NĐ-CP:
– Trình các dự án luật, dự thảo nghị quyết; dự án pháp lệnh; dự thảo nghị định.
– Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
– Xây dựng các chỉ tiêu lạm phát hằng năm trình Chính phủ, sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; tổ chức thống kê, điều tra, thu thập và lưu trữ thông tin về kinh tế, tài chính, tiền tệ và ngân hàng trong và ngoài nước.
– Theo Nghị định số 16, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; kiểm tra, thanh tra, quản lý nhà nước đối với hoạt động ngoại hối, kinh doanh vàng, hoạt động phòng, chống rửa tiền;
– Quản lý bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp; quyết định điều chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng nhà nước.
– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định 16/2017/NĐ-CP
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 26 cơ quan, đơn vị. Theo đó, Nghị định 16/2017/CP đã bổ sung Vụ Truyền thông và bỏ ra khỏi cơ cấu Ngân hàng nhà nước 02 cơ quan, đơn vị là Văn phòng đại diện tại TP. HCM và Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các Vụ; Cục; Văn phòng, Sở Giao dịch; chi nhánh tại các tỉnh, thành; Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia; Viện Chiến lược ngân hàng; Thời báo và Tạp chí Ngân hàng; Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng và Học viện ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngân hàng có được bán tài sản thế chấp khi chủ sở hữu không đồng ý
- Người nước ngoài có được mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 16/2017/NĐ-CP. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điều 146 Luật nhà ở 2014 thì ”tài sản đang cho thuê thì chủ sở hữu vẫn có quyền thế chấp căn nhà đó và phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà biết trước về việc thế chấp. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở.”
Khi chủ sở hữu của sổ tiết kiệm chết, số tiền trong sổ tiết kiệm được coi là di sản thừa kế và sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Theo pháp luật Dân sự Việt Nam, chia di sản thừa kế được thực hiện thông qua 02 hình thức là chia di sản thừa kế theo di chúc và chia di sản thừa kế theo pháp luật
Căn cứ điều 296 bộ luật dân sự 2015. Điều kiện để thế chấp với nhiều ngân hàng không cần sự đồng ý của ngân hàng nhận thế chấp trước. Trừ trường hợp nếu các bên có thỏa thuận cụ thể khác.