Chỉ thị 18/CT-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
THUỘC TÍNH VĂN BẢN
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân TP. HCM | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 18/CT-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Phan Văn Mãi |
Ngày ban hành: | 30/09/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đã biết | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe , Chính sách , COVID-19 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN THEO CHỈ THỊ 18/CT-UBND
Từ 18 giờ 00, ngày 30 tháng 9 năm 2021, tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, từng bước phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội theo lộ trình phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh tại Thành phố và kết quả đánh giá mức độ an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đối với hoạt động y tế phòng, chống dịch
a) Công tác tiêm vắc xin
– Đa dạng hóa nguồn vắc xin, huy động mọi nguồn lực đáp ứng tỷ lệ tiêm chủng theo tiêu chí của Bộ Y tế, hướng đến bao phủ vắc xin toàn dân sớm nhất.
– Ưu tiên tiêm đủ liều cho lực lượng tuyến đầu, người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai, lực lượng sản xuất; triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và có nguồn vắc xin phù hợp.
b) Công tác xét nghiệm và xác định cấp độ dịch
– Thực hiện nghiêm chiến lược xét nghiệm của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hướng dẫn của Bộ Y tế để chủ động phát hiện, tách nguồn lây nhiễm mạnh tại các khu vực nguy cơ cấp 3, 4 và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
– Thực hiện xét nghiệm tầm soát tất cả các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ, xét nghiệm giám sát trọng điểm tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như chợ đầu mối, bến xe, phương tiện vận chuyển, bệnh viện, trường học…; khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức và người dân tự làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh định kỳ theo hướng dẫn của ngành y tế.
– Tiến hành đánh giá cấp độ dịch thường xuyên theo đơn vị hành chính với quy mô phù hợp và quyết định các biện pháp theo Hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
– Kiểm soát chặt chẽ nguồn lây nhiễm hiện có (F0 đã phát hiện), kịp thời phát hiện nguồn lây nhiễm mới bằng các kế hoạch xét nghiệm tùy theo cấp độ nguy cơ.
c) Chăm sóc và quản lý F0 dựa vào cộng đồng
– Ban hành quy trình quản lý và xử lý khi phát hiện F0 trong cộng đồng, trong khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu vực khác phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới, vừa đảm bảo an toàn, vừa không làm gián đoạn các hoạt động.
– Đảm bảo 100% các quận, huyện, thành phố Thủ Đức có kế hoạch thiết lập Trạm Y tế lưu động và Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng; đảm bảo 100% các Trạm Y tế có oxy y tế và kịp thời cấp cứu cho người mắc COVID-19 đang cách ly tại nhà, đồng thời phát huy Tổ phản ứng nhanh COVID-19 tại các địa bàn; có phương án thiết lập Trạm Y tế lưu động tại khu, cụm công nghiệp.
– Huy động mọi nguồn lực tham gia công tác chăm sóc F0 tại nhà, bao gồm: các tổ chức thiện nguyện, các phòng khám và nhà thuốc tư nhân, các bác sĩ gia đình, nhân viên y tế đã nghỉ hưu…; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp Đông y – Tây y trong chăm sóc, quản lý F0.
d) Công tác điều trị
– Tiếp tục phát huy hiệu quả của mô hình điều trị 3 tầng, hạn chế tối đa số bệnh nhân trở nặng, kéo giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất có thể; bố trí đủ số giường hồi sức tích cực theo tiêu chí của Bộ Y tế.
– Nâng cao năng lực điều trị của hệ thống các bệnh viện, bao gồm cả các bệnh viện tư nhân, chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến của dịch bệnh; nghiên cứu thành lập “Khoa COVID” tại các bệnh viện chuyên khoa Nhiễm và bệnh viện đa khoa.
– Xây dựng hệ thống cảnh báo và xác định ngưỡng năng lực điều trị COVID-19; có lộ trình phục hồi công năng của các bệnh viện đảm bảo thực hiện 2 chức năng trong tình hình mới, vừa sẵn sàng thu dung, điều trị người mắc COVID-19, vừa đảm bảo chức năng khám, chữa bệnh thông thường.
đ) Củng cố và phục hồi hệ thống y tế
– Tái cơ cấu lại hệ thống thu dung điều trị, huy động mọi nguồn lực, kể cả hệ thống ngoài công lập (bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc…); có kế hoạch đảm bảo nguồn nhân lực khi các lực lượng y tế hỗ trợ rút quân.
– Củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của hệ thống y tế, từ các bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đến các Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức và Trạm Y tế phường, xã, thị trấn.
– Đề xuất các cơ chế, chính sách để thu hút mọi nguồn lực tham gia công tác phòng, chống dịch và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Hy vọng bài viết có ích cho độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102