Nếu chủ sở hữu căn nhà không thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, sử dụng nhà; thì có được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thay mình thực hiện không? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 155 Luật nhà ở 2014 quy định như sau: Ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc quản lý, sử dụng nhà ở trong thời hạn được ủy quyền. Việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn.
Đối với việc ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất; phải được các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung đồng ý. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền ủy quyền cho người khác quản lý phần quyền sở hữu của mình; nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác. Chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu khác biết việc ủy quyền quản lý nhà ở, trừ trường hợp người được ủy quyền quản lý nhà đồng thời là chủ sở hữu chung của căn nhà đó.
Về nội dung, thời hạn hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng nhà do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng ủy quyền. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền.
Chi phí quản lý do các bên tự thỏa thuận trên cơ sở quy định pháp luật dân sự. Thông thường bên ủy quyền quản lý nhà phải trả chi phí quản lý.
Khi nào chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà?
Căn cứ Điều 157 Luật nhà ở 2014; quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà như sau:
+ Hợp đồng ủy quyền hết hạn.
+ Nội dung ủy quyền đã được thực hiện.
+ Căn nhà được ủy quyền quản lý không còn.
+ Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà theo quy định.
+ Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền quản lý nhà chết.
+ Bên được ủy quyền quản lý nhà mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án.
+ Theo thỏa thuận của các bên.
Được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở không?
Bên ủy quyền quản lý nhà ở đơn phương chấm dứt hợp đồng
Bên ủy quyền quản lý nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý thì bên ủy quyền không phải báo trước cho bên được ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền nhưng phải thanh toán cho bên được ủy quyền chi phí quản lý tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và phải bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền;
+ Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý thì bên ủy quyền phải thông báo cho bên được ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thông báo cho bên thứ ba có liên quan biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà.
Bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý; thì không phải báo trước cho bên ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền; nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền (nếu có).
+ Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý; thì phải thông báo cho bên ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thông báo cho bên thứ ba có liên quan biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Hợp đồng ủy quyền mua, bán nhà có phải công chứng không?
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định; thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015; hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bên được ủy quyền có các quyền sau:
+ Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
+ Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.