Hà Nam là tỉnh giáp với thủ đô Hà Nội, với Ninh Bình-những tỉnh thành có tốc độ phát triển kinh tế cao của miền bắc nước ta. Vì vậy, Hà Nam cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam; hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam năm 2021
Để có thể thành lập doanh nghiệp, trước hết phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Về chủ thể thành lập: Phải là cá nhân – phải đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định. Hoặc là tổ chức – pháp nhân thương mại không bị cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Về trụ sở kinh doanh: Trụ sở chính của công ty không được là nhà chung cư, nhà tập thể; trừ khi chứng minh được mục đích sử dụng theo quy hoạch xây dựng là toà nhà văn phòng, dùng cho mục đích kinh doanh.
Về vốn: vốn điều lệ, vốn pháp định tuỳ theo quy mô kinh doanh; và theo quy định của luật chuyên ngành điều chỉnh.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam năm 2021
Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có đặc thù riêng, do đó, hồ sơ thành lập cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản với:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
Khi thành lập công ty hợp danh, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao GCN đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
Để quá trình thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên; bạn được thuận lơi, nhanh chóng bạn cần chuẩn bị đầy đủ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- GCN đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
Bạn cũng phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau khi thành lập công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông; là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập; và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- GCN đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam năm 2021
Sau khi đầy đủ hồ sơ, bạn thực hiện các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin, giấy tờ cần thiết
- Xác định loại hình doanh nghiệp để lựa chọn.
- Đặt tên công ty: Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình công ty và tên riêng. Theo đó, tên riêng của doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
- Địa chỉ trụ sở chính công ty.
- Ngành, nghề kinh doanh: Khách hàng liêt kê sơ bộ các ngành; nghề/ lĩnh vực hoạt động dự kiến của công ty.
- Vốn điều lệ công ty: Tùy vào khả năng; nhu cầu của các thành viên/ cổ đông và theo quy định của pháp luật; (đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện) để đặt vốn điều lệ phù hợp.
- Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên/ cổ đông sáng lập.
Bước 2: Tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam
Một là, bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh và chờ phản hồi từ cơ quan Đăng ký kinh doanh tại Hà Nam.
Hoặc nếu trong giai đoạn dịch bệnh việc đi lại khó khăn; bạn không thể nộp trực tiếp thì có thể nộp qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Bạn đọc có thể tham khảo:
Thủ tục xin cấp Giấy phép nhập khẩu Flycam
Thủ tục xin cấp Giấy phép phát hành Game G1
Thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
Sau khi Cơ quan đăng ký kinh doanh cấy GCN ĐKKD cho bạn; bạn cần hoàn tất một số thủ tục để doanh nghiệp, công ty của bạn có thể đi vào hoạt động như:
Đặt biển và treo biển công ty tại trụ sở đăng ký của công ty theo quy định.
Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng.
Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử: Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch; nhằm dễ dàng quản lý và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
Tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài: Trong năm đầu tiên thành lập; doanh nghiệp được miễn môn bài nhưng vẫn phải nộp tờ khai. Từ năm thứ hai trở đi; nộp lệ phí môn bài theo mức sau: Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: 2.000.000 VNĐ, trên 10 tỷ: 3.000.000 VNĐ.
Nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được chọn khai thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng; thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng, sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng); để thực hiện khai thuế GTGT theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.
Thuê luật sư rà soát và soạn thảo các văn bản nội bộ chuẩn theo quy định.
Liên hệ Luật sư X
Chi tiết dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam của Luật sư X
Khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý gồm:
- Tư vấn trình tự, thủ tục thành lập.
- Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ hợp lệ.
- Đại diện thay mặt thực hiện thử tục.
- Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.
Lý do chọn dịch vụ của Luật sư X
Dịch vụ chính xác, nhanh gọn:
Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc.
Bảo mật thông tin hách hàng:
Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Đúng thời hạn:
Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chũng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí:
Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Hãy liên hệ Luật sư X khi có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay đổi tên doanh nghiệp do nhu cầu, nguyện vọng của mình; hoặc trường hoặc tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì phải đăng ký đổi tên doanh nghiệp.
Theo quy định thì cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được thành lập doanh nghiệp. Mà giáo viên là viên chức; do đó, giáo viên sẽ không được thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn có thể góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đó; hoặc sau khi nghỉ hưu thì bạn vẫn có thể thành lập doanh nghiệp như bình thường.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng tương đối phức tạp. Vì bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ theo chuẩn mà pháp luật quy định; nộp hồ sơ cho Phòng Đăng ký kinh doanh; nếu hợp lệ thì sau khoảng 03 ngày sẽ được nhận GCN ĐKKD. Sau đó, còn phải thực hiện các thủ tục sau khi nhận được GCN. Do đó, bạn có thể sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật sư X để dễ dàng thành lập doanh nghiệp của riêng mình.
Khi đặt tên doanh nghiệp bạn cần lưu ý:
– Tên doanh nghiệp cần đảm bảo 02 thành tố bắt buộc: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng doanh nghiệp.
– Không được đặt tên nhầm hoặc gây nhầm lẫn; không sử dụng tên cơ quan nhà nước; đơn vị vũ trang; tổ chức chính trị…
– Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức…