Dù giữa bố chồng với con dâu không có quan hệ huyết thống; tuy nhiên, việc họ kết hôn là hành vi vi phạm chuẩn mực xã hội; không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc; nên bị pháp luật nghiêm cấm. Vậy bố chồng kết hôn với con dâu bị xử lý thế nào? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này, phòng tư vấn Luật hôn nhân của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Kết hôn là gì?
Tại khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu khái niệm về kết hôn như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Theo quy định trên, pháp luật quy định kết hôn hoàn toàn dựa trên cơ sở tình yêu, tự nguyện, bình đẳng giữa các bên nam nữ; không ai có quyền cấm cản, cưỡng ép người khác kết hôn hay không được kết hôn. Dưới góc độ pháp lý, kết hôn là làm phát sinh quan hệ hôn nhân; như quan hệ về nhân thân, nuôi con, tài sản,…
Luật hôn nhân cho phép các bên nam nữ tự do kết hôn; tuy nhiên các bên vẫn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn; và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thì cuộc hôn nhân đó mới được công nhận là hôn nhân hợp pháp.
Pháp luật nghiêm cấm bố chồng kết hôn với con dâu
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2, Cấm các hành vi sau đây:
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Theo quy định trên, pháp luật hôn nhân và gia đình nghiêm cấm hành vi kết hôn giữa những người đã từng là cha chồng với con dâu. Mặc dù giữa cha chồng với con dâu không có quan hệ huyết thống; Tuy nhiên, việc họ kết hôn là hành vi vi phạm chuẩn mực xã hội; không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc; cũng như ảnh hướng không tốt tới việc xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ; nên hành vi bố chồng cưới con dâu bị pháp luật nghiêm cấm.
Bố chồng kết hôn với con dâu bị xử lý thế nào?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Theo quy định trên, hành vi kết hôn giữa những người từng là cha chồng với con dâu bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Thậm chí, dù chưa thực hiện kết hôn, nhưng nếu có hành vi chung sống, tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng; thì cũng bị xử phạt hành chính. Đây là quy định nhằm phát huy truyền thống đạo đức trên cơ sở phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc; xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ ở Việt Nam.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Một người được kết hôn bao nhiêu lần?
Câu hỏi thường gặp
Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.