Chào Luật sư. Tôi là chủ một doanh nghiệp tư nhân. Sắp tới, tôi có dự định mở rộng sản xuất. Do đó, tôi có nhu cầu thuê nhiều lao động. Tôi có thoả thuận ký hợp đồng lao động với từng người. Tuy nhiên, các nhóm lao động này mong muốn uỷ quyền cho một người ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Người lao động có thể uỷ quyền giao kết hợp đồng lao động không? Cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Trong lĩnh vực lao động, quan hệ lao động tồn tại xuyên suốt quá tình lao động. Nó mang tính bao quát quyền lợi và nghĩa vụ của Người sử dụng lao động (NSDLĐ) và Người lao động (NLĐ). Quyền và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ được thể hiện thông qua việc giao kết Hợp đồng lao động (HĐLĐ). Để tạo thuận lợi cho các bên, pháp luật hiện hành cho phép NLĐ có thể uỷ quyền để ký kết HĐLĐ trong một số trường hợp cụ thể.
Hợp đồng lao động là gì?
Theo quy định tại điều 13 Bộ luật lao động 2019:
“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”
Như vậy, HĐLĐ cũng là một loại hợp đồng dân sự đặc biệt, mang những đặc điểm nói chung của hợp đồng đó là sự tự do thoả thuận; sự tự nguyện; bình đẳng. Tuy nhiên, HĐLĐ cũng mang những đặc trưng riêng. Đó chính là yếu tố quản lý của NSDLĐ và NLĐ.
Hình thức hợp đồng lao động
Bộ luật lao động 2019 quy định các hình thức của HĐLĐ bao gồm:
- HĐLĐ bằng văn bản;
- HĐLĐ bằng lời nói;
- HĐLĐ được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
Theo quy định tại điều 14 Bộ luật lao động 2019, HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản; NLĐ giữ 01 bản; NSDLĐ động giữ 01 bản; trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Hai bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng; trừ trường hợp theo quy định của pháp luật.
Các loại hợp đồng lao động
Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, loại hợp đồng lao động được quy định chặt chẽ và là nội dung bắt buộc khi ký kết HĐLĐ. Theo pháp luật hiện hành, có hai loại hợp đồng lao động:
HĐLĐ không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn; thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
HĐLĐ xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn; thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Nội dung chủ yếu của Hợp đồng lao động
Theo quy định tại điều 21 Bộ luật lao động 2019, HĐLĐ phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên; địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên; chức danh của người giao kết HĐLĐ bên phía NSDLĐ;
- Họ tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân; Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết HĐLĐ bên NLĐ;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc; nâng lương;
- Thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động choNLĐ ;
- Bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; Đào tạo; bồi dưỡng; nâng cao trình độ; kỹ năng nghề;
Ngoài ra, HĐLĐ còn có thể có các điều khoản khác trong các trường hợp công việc mang tính đặc thù riêng.
Hiệu lực của hợp đồng lao động
Các bên có thể thoả thuận về thời điểm HĐLĐ có hiệu lực;
Nếu các bên không có thoả thuận, thì HĐLĐ có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết.
Người lao động có thể uỷ quyền giao kết hợp đồng lao động không?
Theo quy định tại khoản 2 điều 18 Bộ luật lao động 2019:
Đối với công việc theo mùa vụ; công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản.Việc giao kết HĐLĐ này có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
HĐLĐ do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
Như vậy, NLĐ có thể uỷ quyền cho một cá nhân trong nhóm NLĐ ký kết HĐLĐ với NSDLĐ. Tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với công việc có thời hạn dưới 12 tháng và phải đáp ứng theo các quy định của Bộ luật lao động.
Giải quyết vấn đề
Hợp đồng lao động là cơ sở để tạo lập quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ lao động. Hơn nữa, HĐLĐ thể hiện quyền tự do, bình đẳng trong quan hệ lao động. Do đó, doanh nghiệp của bạn muốn ký kết HĐLĐ với NLĐ theo mong muốn của NLĐ là uỷ quyền cho một NLĐ giao kết, thì phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật. Từ đó, đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật về nguyên tắc giao kết; điều kiện; chủ thể; hình thức; nội dung;… của hợp đồng lao động.
Có thể bạn quan tâm
- Điều kiện để doanh nghiệp vay vốn trả lương cho người lao động năm 2021.
- Gây thiệt hại cho doanh nghiệp người lao động phải bồi thường thế nào ?
- Có được tiết lộ bí mật kinh doanh sau khi chấm dứt hợp đồng lao động
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Người lao động có thể uỷ quyền giao kết hợp đồng lao động không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điều 17 Bộ luật lao động 2019, cấm các hành vi NSDLĐ buộc NLĐ thực hiện HĐLĐ để trả nợ cho NSDLĐ. Do đó, bạn không thể bắt người đang nợ mình ký kết hợp đồng lao động và yêu cầu họ thực hiện công việc đó để trừ nợ.
Theo quy định tại điều 26 Bộ luật lao động 2019, Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận; nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Do đó, các bên hoàn toàn được thoả thuận về mức lương thử việc nhưng không được thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
Theo quy định tại điểm a, khoản điều 30 Bộ luật lao động 2019, NLĐ thực hiện nghĩa vụ quân sự thuộc trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, công ty không thể chấm dứt HĐLĐ với NLĐ trong trường hợp NLĐ đó đi nghĩa vụ quân sự.