Hành vi cố tình ném chất bẩn là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ. Mới đây, một nhóm côn đồ đòi nợ đã ném chất bẩn nhằm khủng bố nhà nạn nhân. Vậy, hành vi ném chất bẩn vào nhà người khác có thể bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn hình sự của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hành vi ném chất bẩn vào nhà người khác
Cố tình ném hỗn hợp các loại chất thải, chất bẩn vào nhà của người khác là việc gây rối trật tự công cộng làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sinh hoạt của người dân và vệ sinh chung ở khu vực dân cư. Hành vi trên nhằm mục đích đe dọa nạn nhân, làm hư hỏng một phần tài sản hoặc vì mục đích trả thù.
Đặc điểm chung của các loại chất bẩn được ném là thường có mùi hôi; có màu; khó trong quá trình tẩy rửa. Do đó, các hành vi diễn ra thường ảnh hưởng lan ra các hộ gia đình lân cận khiến cuộc sống bị ảnh hưởng và tâm lý khó chịu.
Hành vi ném chất bẩn vào nhà người khác có thể bị xử lý như thế nào?
Trường hợp xử lý hành chính
Căn cứ quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình; hành vi vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung của các đối tượng nêu trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:
“Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;…
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
……
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này”.
Như vậy, thực hiện hành vi ném chất bẩn vào nhà người khác sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.
Trường hợp truy cứu hình sự
Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, các đối tượng ném chất thải và chất bẩn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, người phạm tội bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Ngoài ra, nếu hành vi thuộc một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 318; người phạm tội có thể bị phạt lên tới 07 năm tù.
Hành vi ném chất bẩn vào nhà người khác để đòi nợ bị xử lý như thế nào?
Ngày 9/8, nhóm đối tượng gồm Đ.X.T và Đ.H.Đ đã sử dụng chất bẩn hỗn hợp sơn trộn mắm tôm để ném vào cửa nhà và ô tô nhãn hiệu Lexus của anh V.L.D (SN 1979), TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Tổng trị giá thiệt hại khoảng 40 triệu đồng.
Do hành vi của hai đối tượng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng; do đó căn cứ Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; hai đối tượng bị phạt tiền đối với hành vi này từ 1-2 triệu đồng; và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi ném chất bẩn vào nhà người khác có thể bị xử lý như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Xem thêm:
- Bị người khác vu khống nên xử lý ra sao? Hình phạt về tội vu khống
- Quảng cáo sai sự thật xử phạt như thế nào? Có bị truy cứu TNHS không?
Câu hỏi thường gặp
Hành vi ném bom xăng vào nhà người dân đang ở là hành vi hết sức nguy hiểm; có thể gây hỏa hoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và đời sống; của người dân sống gần khu vực đó.
Mức phạt tối đa với hành vi huỷ hoại tài sản người khác ;và xâm phạm sức khoẻ lần lượt là 5 triệu và 3 triệu đồng;
Nếu hành vi ném bom xăng gây thiệt hại về tài sản; từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 1, Điều 178, Bộ luật hình sự 2015; thì có thể bị xử lý hình sự về tội Huỷ hoại hoặc Cố ý làm hư hỏng tài sản người khác. Mức phạt cao nhất là 20 năm tù.
Đe dọa là hành vi uy hiếp tinh thần người khác qua việc thông báo trước bằng những cách khác nhau sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho họ hoặc cho người thân thích của họ nếu không thỏa mãn các đòi hỏi nhất định.