Kết luận giám định là chứng cứ quan trọng của tố tụng hình sự. Nó là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định. Nó là một trong những manh mối quan trọng của hầu hết các vụ án hình sự. Thế nhưng nguồn chứng cứ này là gì? Khi nào nó sẽ trở thành chứng cứ hợp pháp theo quy định của tố tụng hình sự? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
Kết luận giám định là gì?
Tại điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
Điều 87. Nguồn chứng cứ
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a)Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Do đó; kết luận giám định là một trong những nguồn chứng cứ được quy định tại điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Kết luận giám định tư pháp là nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người giám định tư pháp về đối tượng giám định theo nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định. Kết luận giám định phải ghi rõ kết qủa giám định phù hợp với nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu giám định.
Kết luận giám định là chứng cứ khi nào?
Chứng cứ là những gì có thật; được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Không phải trường hợp nào tiến hành giám định tư pháp thì kết luận giám định cũng đương nhiên được xem là chứng cứ làm căn cứ để giải quyết vụ án. Theo đó; đối chiếu với quy định về chứng cứ thì bản thân kết luận giám định phải có được thông qua quá trình giám định theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội; thì mới được xem là có giá trị trở thành chứng cứ hỗ trợ cho công tác giải quyết vụ án hình sự.
Theo đó; cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định; và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó. Nếu việc giám định do tập thể giám định tiến hành; thì tất cả thành viên đều ký vào bản kết luận. Trường hợp có ý kiến khác nhau; thì mỗi người ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định; thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ; thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Kết luận giám định của người được trưng cầu giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi; thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Nội dung của kết luận giám định
Kết luận giám định tư pháp cần có những nội dung sau:
– Họ tên người thực hiện giám định; tổ chức thực hiện giám định;
– Tên cơ quan tiến hành tố tụng; họ, tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
– Thông tin xác định đối tượng giám định;
– Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định;
– Nội dung yêu cầu giám định;
– Phương pháp thực hiện giám định;
– Kết luận về đối tượng giám định;
– Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
Thời hạn, trình tự gửi kết luận giám định
Khoản 2 khoản 3 Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
3. Để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.
Kết luận giám định có ý nghĩa đối với việc giải quyết nhanh chóng; kịp thời; và đúng đắn vụ án hình sự. Vì vậy; trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định; tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định; cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Đồng thời để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định; cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.
Câu hỏi thường gặp
Kết luận giám định tư pháp là nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người giám định tư pháp về đối tượng giám định theo nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định. Kết luận giám định phải ghi rõ kết qủa giám định phù hợp với nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu giám định.
Trong nhiều vụ án phức tạp; để góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án; việc giám định của giám định viên hoặc người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực chuyên môn cần giám định; được các CQTHTT trưng cầu đối với các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án, là điều rất cần thiết. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy; không ít trường hợp; nếu không có kết luận giám định; thì không có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự như giám định tỷ lệ thương tật của người bị hại; giám định pháp y kết luận nguyên nhân chết; giám định tâm thần đối với đối tượng nghi mắc bệnh tâm thần
Người giám định từ chối thực hiện giám định; trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu của giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp: Đồng thời là bị hại, đương sự, là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó; Đã tiên hành tố tụng trong vụ án đó.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về:
Kết luận giám định là gì? Khi nào kết luận giám định là chứng cứ trong TTHS?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833 102 102
Xem thêm: Thủ tục tố cáo khi bị người khác vu khống được quy định như thế nào trong TTHS?