Chất ma tuý là những chất gây nghiện và những chất hướng thần mà nếu sử dụng lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến trạng thái lệ thuộc vào nó. Đây là loại chất kích thích gây nghiện nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Do đó, việc sử dụng các chất ma túy được Nhà nước quản lý và kiểm soát rất nghiêm ngặt. Mới đây, đối tượng Sơn, 42 tuổi trú tại Hà Tĩnh đã khôn khéo giấu ma túy trong miệng cá. Nhưng lực lượng chức năng đã mau chóng kiểm tra và bắt giữ đối tượng này. Phát hiện Sơn nhét 44,00059 gam ma túy tổng hợp vào miệng con cá. Công an mau chóng tạm giữ đối tượng và xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự với Sơn.
Vậy Giấu ma túy trong miệng cá bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?. Mời quý bạn đọc hãy cùng Luật sư X đi tìm lời giải đáp nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Giấu ma túy trong miệng cá phạm vào tội tàng trữ trái phép chất ma túy
Hành vi giấu ma túy trong miệng cá phạm vào tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ một số lượng lớn ma túy so với với quy định pháp luật. Căn cứ điều 250 bộ luật hình sự. Cấu thành tội phạm của tội tàng trữ trái phép chất ma túy như sau.
Phân tích chủ thể của đối tượng giấu ma túy trong miệng cá
Chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy là cá nhân. Có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm. Theo đó điều 12 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Như vậy, Sơn là người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Phân tích khách thể tội vận chuyển ma túy
Với hành vi giấu ma túy trong miệng cá đã xâm phạm chế độ quản lí Nhà nước về cất giữ chất ma túy. Theo đó hành vi tàng trữ xâm phạm tới các quy định pháp luật. Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma túy.
Phân mặt khách quan tội vận chuyển ma túy
Người phạm tội sự dụng cá làm vật chứa ma túy vận chuyển từ nơi này tới nơi khác. Mục đích sử dụng cá là nhằm che giấu số lượng ma túy đang vận chuyển.
Phân mặt chủ quan tội vận chuyển ma túy
Hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc để xác định người đó có bị truy cứu trách nhiệm đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy hay không.
Hậu quả của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội. Theo đó, người phạm tội cứ có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy với khối lượng được quy định đối với từng loại chất ma túy tại Điều 249 thì đã phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này. Hay nói cách khác đây là tội tàng trữ trái phép chất ma túy có cấu thành tội phạm hình thức.
Người giấu ma túy trong miệng cá bị xử lý như thế nào?
Đối với hành vi vận chuyển 44,00059 gam ma túy tổng hợp có thể bị phạt từ 7 năm đến 15 năm.
Căn cứ khoản 2 điều 250 như sau:
Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
Vận chuyển trái phép ma túy tổng hợp khoảng 44 gam vi phạm vào điểm i khoản 2 điều này. Theo đó đối tượng vận chuyển trái phép ma túy nói trên có thể bị phạt tới 15 năm tù.
Xem thêm:
Hành vi vận chuyển trái phép ma túy vào Việt Nam có bị tử hình không?
Vận chuyển ma túy giấu trong sôcôla bị xử lý như thế nào?
Vờ chở rau ủng hộ để vận chuyển ma túy bị xử lý ra sao theo quy định?
Hành vi vận chuyển ma túy đến khu cách ly thì bị xử lý như thế nào?
Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy bị xử lý như thế nào?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Giấu ma túy trong miệng cá bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?“. Mọi thắc mắc liên quan cần giải đáp. Vui lòng liên hệ theo số hotline: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.
Câu hỏi thường gặp
Ma túy tổng hợp: Là nhóm các chất ma túy không có trong tự nhiên. Ma túy tổng hợp được tổng hợp nên từ các loại hóa chất (các hóa chất này được gọi là tiền chất): ví dụ: Amphetamin, MDMA, ecstasy, ma túy đá…
Theo Nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Việc mua bán từ 100 g đến dưới 300 g heroin. Người phạm tội chỉ bị xử phạt đến 20 năm tù. Từ 300 đến dưới 600 g bị xử phạt đến mức tù chung thân. Và từ 600 g trở lên mới bị phạt đến mức tử hình. Như vậy, nếu cá nhân, tổ chức tham gia vận chuyển và buôn bán từ 600g ma túy trở lên sẽ bị tử hình.
Trong trường hợp nếu vô tình vận chuyển ma túy và không hề hay biết về việc có ma túy để vận chuyển. Việc chuyển ma túy đó hoàn toàn là do vô tình. Trong trường hợp này, không hề có lỗi cố ý thực hiện hành vi “Vận chuyển trái phép chất ma túy”. Để bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải thỏa mãn toàn bộ những dấu hiệu trong cấu thanh tội phạm và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự vừa nêu trên. Do đó, để xem có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không thì phải xem có thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma tuý hay không