Vay tiền, tài sản là một trong những quan hệ dân sự phổ biến trong xã hội. Người vay có trách nhiệm, trả nợ theo đúng số lượng; chất lượng mà các bên thỏa thuận khi đến hạn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng; đôi khi có những rủi ro các bên không thể biết trước được; trong đó rủi ro mà không ai mong muốn xảy ra đó là người vay tiền chết. Vậy, khi người vay tiền chết thì con cái có phải trả nợ thay không ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định về hợp đồng vay tài sản và nghĩa vụ của bên vay
Để biết trong trường hợp người vay tiền chết con cái có phải trả nợ thay không? Chúng ta cần tìm hiểu vậy hợp đồng vay tài sản là gì? Khi vay bên vay có nghĩa vụ như thế nào ?
Tại điều 463 Bộ luật dân sự 2015; quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng; chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thỏa thuận của các bên theo đó bên. Theo đó hình thức của hợp đồng có thể được lập dưới dạng văn bản; lời nói…
Tại điều 466 Bộ luật dân sự quy định về nghĩa vụ của bên vay tài sản; theo đó ngoài các thỏa thuận tùy nghi thì bên vay phải có nghĩa vụ như sau:
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ; thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi; với mức lãi suất tối đa là 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả; không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng; tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
+ Trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi; theo mức lãi suất tối đa không quá 10%/năm của số tiền chậm trả.
Người vay tiền chết con cái có phải trả nợ thay không ?
Theo quy định của pháp luật; trường hợp người chết không để lại di trúc thì di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Trong đó con cái là hàng thứ nhất và được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Vậy, con cái có phải trả nợ khi người vay tiền chết ?
Tại điều 615 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ; tài sản do người chết để lại như sau:
- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ trả tiền được người quản lý di sản; thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
- Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả tiền; do người chết để lại tương ứng nhưng; không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy rõ ràng trong trường hợp; là người được nhận thừa kế của người chết để lại thì con cái phải có nghĩa vụ trả nợ thay khi người vay tiền chết. Tuy nhiên, nghĩa vụ trả nợ này chỉ phải thực hiện trong phần di sản mà người chết để lại. Vì vậy, khi Người vay tiền chết con cái vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ trong phần di sản. Trường hợp không trả thì có thể thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ dân sự tại tòa án.
Người vay tiền chết con cái có phải trả nợ khi đứng ra bảo lãnh vay tiền
Ngoài trường hợp con cái phải có nghĩa vụ trả nợ cho người chết khi nhận di sản thừa kế; thì trường hợp con cái đứng ra bảo lãnh vay tiền cho bố mẹ; thì cũng có nghĩa vụ phải trả nợ theo quy định. Theo đó, tại khoản 1 điều 335 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ; thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp; bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Như vậy, nếu người con bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ thì khi đến thời hạn thỏa thuận không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì người con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.
Vậy nên, trong trường hợp các bên thực hiện các khoản vay có giá trị lớn; để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn của bên vay; cũng như phòng ngừa những rủi ro các bên không nghĩ đến trước khi thực hiện hợp đồng thì bên vay có thể yêu cầu; bên vay phải có người đứng ra bảo lãnh cho khoản vay cũng là hết sức cần thiết.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết”Người vay tiền chết con cái có phải trả nợ thay không ? ” giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
Để không vi phạm pháp luật, chủ nợ không được thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc bắt giữ người vay trái pháp luật.
Nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay vẫn chưa trả nợ, bên cho vay có thể khởi kiện tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
vay tiền nhưng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Theo quy định của pháp luật trường hợp người vợ vay tiền để phục vụ mục đích thiết yếu của gia đình thì cả hai phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ nếu đây là vay cho mục đích chung. Trường hợp vợ vay tiền vì mục đích cá nhân mà chồng không biết thì không có nghĩa vụ phải trả nợ liên đới.