Lại một lần nữa, động phim lậu lớn nhất Việt Nam “Phimoi.net” được réo tên. Nguyên nhân được xác định là phim lậu xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Tối ngày 19/8 Công an TP HCM khởi tố vụ án hình sự liên quan website phimmoi.net. Các cá nhân đã sao chép, sử dụng tác phẩm điện ảnh để phát trên website www.phimmoi.net. Web phim lậu đã liên tục xâm phạm quyền tác giả quyền liên quan. Kể từ đầu năm nay trang chiếu phim lậu này đã rất nhiều lần bị cảnh cáo. Tuy nhiên, vì lợi nhuận khủng nên bất chấp các quy định pháp luật mà thực hiện. Vậy hành vi xâm phạm xâm phạm quyền tác giả quyền liên quan này sẽ xử lý như nào?. Mời quý bạn đọc hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời nhé.
Xem chi tiết sự việc tại: Công an TP HCM khởi tố vụ án hình sự liên quan website phimmoi.net
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Nghị định 131/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Thế nào là quyền tác giả, quyền liên quan?
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ hiện hành.
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền này phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Trang phim lậu xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
Trang phim lậu khi thực hiện các hành vi sau thì có thể xâm phạm tới quyền tác giả và quyền liên quan. Cụ thể:
Hành vi xâm phạm quyền tác giả
Căn cứ điều 28 luật sở hữu trí tuệ. Hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm có:
Hành vi xâm phạm quyền liên quan
Điều 35 luật sở hữu trí tuệ các hành vi xâm phạm quyền liên qua được quy định như sau:
Các biện pháp phù hợp để xử lý phim lậu theo quy định pháp luật
Căn cứ điều 198, 199 Luật sở hữu trí tuệ và các điều hướng dẫn tại Nghị định Nghị định 131/2013/NĐ-CP gồm có:
Nhóm các biện pháp tự bảo vệ từ phía chủ sở hữu quyền tác giả
Khi phát hiện ra tác phẩm của mình bị xâm phạm bản quyền thì chủ sở hữu tác phẩm có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Nhóm các biện pháp xử lý phim lậu
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Có thể tiến hành các biện pháp xử lý dân sự, hành chính hoặc hình sự.
Biện pháp dân sự:
Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005, tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý chủ thể có hành vi xâm phạm bản quyền:
- Yêu cầu chấm dứt các hành vi xâm phạm bản quyền
- Yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai
- Thực hiện nghĩa vụ dân sự
- Bồi thường thiệt hại
- Tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Biện pháp hành chính
Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì những hành vi xâm phạm bản quyền sau đây bị xử phạt hành chính:
- Hành vi xâm phạm bản quyền gây thiệt hại đến người tiêu dùng hoặc cho cả xã hội
- Vẫn có hành vi xâm phạm bản quyền mặc dù đã được chủ thể bản quyền đã thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo các tác phẩm hoặc giao cho người khác thực hiện sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo
Biện pháp hình sự
Điều 225 Bộ luật hình sự 2015, hành vi vi phạm bản quyền bị áp dụng chế tài hình sự khi đủ 3 yếu tố sau:
Thứ nhất, về hành vi vi phạm
Không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây:
- Sao chép tác phẩm
- Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm
Thứ hai, về hậu quả
Xâm phạm quyền tác giả đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
Thứ ba, về mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả
Hành vi xâm phạm bản quyền phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
Xem thêm:
- Quyền sở hữu trí tuệ Vaccine Covid, cuộc đua giành độc quyền
- Thủ tục đăng ký bảo hộ Logo độc quyền năm 2021
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phim lậu xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xử lý như thế nào?“. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin vui lòng liên hệ phòng Luật sư X theo điện thoại: 0833.102.102
Một số câu hỏi thường gặp
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.