Nghị định số 19/2020/NĐ-CP được chính phủ ban hành quy định về vấn đề kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Hẫy cùng với Luật sư X tìm hiểu về nghị định này qua bài viết dưới đây.
Tình trạng pháp lý
Số ký hiệu: | 19/2020/NĐ-CP | Ngày ban hành: | 12/02/2020 |
Loại văn bản: | Nghị định | Ngày có hiệu lực: | 31/03/2020 |
Số công báo: | Từ số 239 đến số 240 | Ngày đăng công báo: | 25/02/2020 |
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Tình trạng : | Còn hiệu lực |
Nội dung Nghị định số 19/2020/NĐ-CP
Nghị định này quy định về kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Có đối tượng áp dụng gồm:
- Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ quan quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Thủ trưởng cơ quan của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
- Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Mục đích kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; động viên, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục.
- Phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực; hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Nguyên tắc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
- Bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan; không trùng lặp với hoạt động thanh tra; kiểm tra khác đối với một đơn vị trong cùng thời gian; không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
- Kết hợp giữa việc tự kiểm tra của đối tượng được kiểm tra với việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Kết luận kiểm tra phải được đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chấp hành đầy đủ và đúng thời hạn. Các sai phạm, kiến nghị, yêu cầu trong kết luận kiểm tra phải được xử lý kịp thời; nghiêm minh, đúng người, đúng việc và tương ứng với tính chất, mức độ vi phạm.
- Kết luận kiểm tra phải được người có thẩm quyền kiểm tra theo dõi; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
- Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra và đối tượng được kiểm tra được xác định trên cơ sở nguyên tắc của hoạt động quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và theo địa bàn, lãnh thổ.
Xem trước và tải xuống nội dung Nghị định số 19/2020/NĐ-CP
Mời bạn đọc xem thêm
- Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung Nghị định số 19/2020/NĐ-CP. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính gồm:
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
– Bộ trưởng Bộ Tư pháp
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
– Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý
– Đoàn kiểm tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Đoàn kiểm tra được thành lập theo hình thức liên ngành trừ một số trường hợp theo điểm a, b khoản 1 Điều 8 nghị định này.
– Đoàn kiểm tra phải có từ 05 thành viên trở lên, bao gồm: Trưởng đoàn; 01 Phó trưởng đoàn; Các thành viên.
– Thành viên của đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật; bị tạm đình chỉ công tác. Không được tham gia đoàn kiểm tra trong trường hợp có vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột; em ruột của mình, của vợ hoặc chồng mình là đối tượng được kiểm tra; giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của tổ chức là đối tượng được kiểm tra trực tiếp.
– Tổ chức thực hiện kiểm tra theo quyết định kiểm tra;
– Báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra và đề xuất phương án xử lý;
– Sử dụng thông tin; sử dụng, bảo quản hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện có liên quan đến nội dung kiểm tra theo đúng quy định pháp luật; không làm hư hỏng hoặc thất thoát tài sản hợp pháp của đối tượng được kiểm tra;
– Hoàn trả đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện do đối tượng được kiểm tra cung cấp.