Để cơ chế hoạt động của thủ tục trọng tài được trong sạch, vô tư; các quy tắc đạo đức trọng tài viên được ban hành. Các quy tắc này dù đã được ban hành khá lâu nhưng vẫn còn phù hợp đến nay. Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quyết định 252/1996/PTM-QĐ
Nội dung tư vấn
Trọng tài viên là gì?
Trọng tài viên là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện do pháp luật quy định;và được các bên tranh chấp lựa chọn hoặc được chỉ định để giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài.
Như vậy, để các hoạt động giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài được công bằng, vô tư, hợp lý; các quy tắc đạo đức trọng tài viên nên được ban hành.
Các quy tắc đạo đức trọng tài viên của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
Quy tắc 1: Trung lập và vô tư
Để đảm bảo quy tắc này, trọng tài viên cần đảm bảo thực hiện các vấn đề sau:
Trọng tài viên không được dùng uy tín cá nhân, những lời hứa hẹn; hoặc các biện pháp không chính đáng để lôi kéo các bên chỉ định mình làm trọng tài viên.
Trọng tài viên không được nhận tiền và quà cáp của các bên.
Trong quá trình tố tụng, trọng tài viên cần phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi, công bằng cho tất cả các bên trình bày quan điểm của mình về các vấn đề có liên quan đến vụ kiện.
Trọng tài viên có quyền đề xuất không nhận giải quyết vụ kiện nếu thấy mình không đủ điều kiện để giải quyết vụ kiện một cách trung lập và vô tư; dù rằng đã được nguyên đơn hoặc bị đơn lựa chọn; hoặc đã được Chủ tịch Trung tâm chỉ định.
Cụ thể, trọng tài viên có quyền đề xuất không nhận giải quyết vụ kiện trong các trường hợp sau:
- Trọng tài viên có định kiến sẵn đối với ít nhất một trong các bên; hoặc với nhân chứng; hoặc với chính bản thân vụ kiện; làm ảnh hưởng đến quyết định của mình về bản chất vụ kiện; hoặc kết quả vụ kiện đó;
- Trọng tài viên đã nêu quan điểm pháp lý về bản chất của vụ kiện; trước khi được chỉ định làm trọng tài viên;
- Khi có các mối quan hệ tài chính, kinh doanh, nghề nghiệp, gia đình và xã hội giữa trọng tài viên với ít nhất một trong các bên; mà các mối quan hệ này đem lại lợi ích dưới các dạng khác nhau cho trọng tài viên; hoặc có cơ sở xác đáng cho rằng quyết định của trọng tài viên; nếu không khách quan, vô tư; có thể đem lại những lợi ích nói trên cho trọng tài viên.
Quy tắc 2: Hoạt động độc lập
Trọng tài viên với tư cách là thành viên của một tổ chức tài phán; nghĩa là phải giải quyết vụ kiện một cách độc lập, căn cứ vào pháp luật và các tình tiết trong vụ kiện; không chịu tác động của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.
Trọng tài viên phải xem xét bản chất vụ kiện; căn cứ vào pháp luật và bày tỏ thẳng thắn quan điểm của mình với các thành viên khác của uỷ ban trọng tài; nhằm giải quyết đúng đắn và công bằng vụ tranh chấp.
Trọng tài viên phải tự mình xem xét vụ kiện.
Quy tắc 3: Giữ bí mật hoạt động
Trọng tài viên có nghĩa vụ giữ bí mật các vụ tranh chấp; và không được sử dụng mọi thông tin liên quan đến vụ kiện vào bất kỳ mục đích nào; và dưới bất kỳ hình thức nào; nếu không có thoả thuận của các bên hoặc pháp luật quy định khác.
Trong quá trình điều tra trước và trong phiên họp xét xử; trọng tài viên có nghĩa vụ giữ bí mật ý kiến, quan điểm của mình, của các thành viên khác và của uỷ ban trọng tài.
Khi vụ kiện kết thúc; trọng tài viên có nghĩa vụ giao nộp toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ kiện cho Thư ký Trung tâm lưu giữ.
Quy tắc 4: Cần mẫn với nhiệm vụ
Trọng tài viên chỉ chấp nhận giải quyết vụ kiện; nếu có đủ năng lực và thời gian để giải quyết theo thời hạn quy định. Khi chấp nhận; trọng tài viên phải áp dụng biện pháp tốt nhất để giải quyết nhanh chóng vụ kiện; ngăn chặn việc cố tình kéo dài của một hoặc các bên.
Trọng tài viên chỉ được kết luận về vụ kiện nếu đã thu thập đủ các thông tin xác đáng; và nghiên cứu kỹ hồ sơ.
Trong vụ kiện có nhiều trọng tài viên; các trọng tài viên có nghĩa vụ phải hợp tác; thông báo đầy đủ thông tin mà mình có được cho các thành viên khác của uỷ ban trọng tài.
Uỷ ban trọng tài hoặc các trọng tài viên một mặt cần tạo điều kiện để khuyến khích, giúp đỡ các bên hoà giải; mặt khác phải đảm bảo không được làm chậm trễ hoặc kéo dài quá trình tố tụng.
Quy tắc 5: Công khai
Trọng tài viên có nghĩa vụ làm sáng tỏ mọi vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự trung lập, vô tư, độc lập xét xử của trọng tài viên.
Việc làm sáng tỏ các vấn đề nêu trong Quy tắc này; phải được lập thành văn bản theo quy định của Trung tâm.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Việc uỷ quyền cho người khác nghiên cứu hồ sơ và đề xuất kiến nghị được coi là không chính đáng theo nguyên tắc hoạt động độc lập của trọng tài viên.
Trong quá trình điều tra trước và trong phiên họp xét xử, trọng tài viên có nghĩa vụ giữ bí mật ý kiến, quan điểm của mình;vì vậy không được thảo luận ý kiến, quan điểm của mình với người khác theo quy tắc giữ bí mật.
Trong vụ kiện có nhiều trọng tài viên, các trọng tài viên có nghĩa vụ phải hợp tác, thông báo đầy đủ thông tin mà mình có được cho các thành viên khác của uỷ ban trọng tài.
Trọng tài viên chỉ được kết luận về vụ kiện nếu đã thu thập đủ các thông tin xác đáng và nghiên cứu kỹ hồ sơ.