Ung thư được coi là loại bệnh nan y tiêu tốn rất nhiều chi phí điều trị trong thời gian dài. Trong trường hợp này, Bảo hiểm y tế (BHYT) chính là giải pháp tối ưu giúp giảm bớt gánh nặng tài chính. Vậy Khi bị ung thư cần làm thủ tục gì để được bảo hiểm chi trả?
Xin chào Luật sư! Luật sư cho em hỏi: Em năm nay 25 tuổi, em tham gia BHYT tại cơ quan. Em vừa đi khám và chẩn đoán bị ung thư vú. Em biết nếu giờ em muốn được mổ thì bảo hiểm có chi trả viện phí cho em không? Nếu muốn được bảo hiểm chi trả thì em cần làm những thủ tục gì ạ? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư! Em xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT (Khoản 1, Điều 2, Luật BHYT). Luật BHYT không áp dụng đối với BHYT mang tính kinh doanh (Khoản 3, Điều 1, Luật BHYT)
Mức hưởng BHYT cho bệnh nhân ung thư
Nếu đã tham gia BHYT, tất cả bệnh nhân (bao gồm cả người bị ung thư); khi đi khám chữa bệnh (KCB) sẽ được Qũy BHYT thanh toán theo phạm vi và mức hưởng theo Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 như sau:
* Khám chữa bệnh đúng tuyến
Bệnh nhân sẽ được thanh toán trong phạm vi BHYT chi trả với tỷ lệ:
– 100% chi phí KCB: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở…
– 95% chi phí KCB: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
– 80% chi phí KCB: Đối tượng khác.
Hiện nay, số lượng người bị ung thư trên cả nước đang có xu hướng tăng và trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Trong đó, phần lớn người bệnh thuộc nhóm được chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư thuộc nhóm này có thể được hưởng quyền lợi cao hơn nếu tham gia BHYT 05 năm liên tục và có số tiền đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở. Khi đó, người bệnh sẽ được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được BHYT thanh toán.
* Khám chữa bệnh trái tuyến
Trường hợp tự đi khám, điều trị ung thư không đúng tuyến, vượt tuyến; người bệnh chỉ được thanh toán theo mức hưởng đúng tuyến với các tỷ lệ nhất định:
– Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
– Bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
– Bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí KCB.
Xem thêm: Thủ tục đổi thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi như thế nào?
Khi bị ung thư sẽ được hỗ trợ một phần chi phí KCB từ ngân sách
Nhằm chia sẻ khó khăn với những bệnh nhân ung thư; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 14/2012/QĐ-TTg; trong đó ghi nhận việc hỗ trợ một phần chi phí KCB cho bệnh nhân ung thư tại khoản 3 Điều 1 Quyết định này:
Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 01 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế; nếu có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ như khoản 3 Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg.
Theo đó, bệnh nhân ung thư sẽ được hỗ trợ chi phí với phần chi phí phải trả từ 01 triệu đồng/đợt KCB. Trường hợp có thẻ BHYT được thanh toán được hỗ trợ với phần đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.
Mức hỗ trợ này sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên khả năng cân đối ngân sách của Quỹ khám; chữa bệnh cho người nghèo tại địa phương. Qũy này được cân đối trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương. Do đó, với mỗi tỉnh khác nhau, mức hỗ trợ chi phí KCB cho bệnh nhân ung thư có thể sẽ không giống nhau.
Khi bị ung thư cần làm thủ tục gì để được bảo hiểm chi trả?
Theo quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 3, Điều 16 sửa đổi, bổ sung Luật BHYT; đối với người lao động tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia liên tục kể từ lần thứ hai trở đi; thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT. Vì vậy, khi có thẻ BHYT thì Bà sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB BHYT.
Để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT khi điều trị ung thư vú; thì Bà phải được cơ sở đăng ký KCB ban đầu chuyển lên tuyến KCB liền kề; hoặc tuyến cao hơn nếu tuyến liền kề không điều trị được.
Khi người lao động nghỉ ốm đau dài ngày thì công ty sẽ tiến hành thủ tục báo giảm như sau:
+) Lập hồ sơ điều chỉnh giảm theo mẫu D02-TS, tại cột ghi chú, đơn vị ghi đúng tên bệnh theo Danh mục bệnh thuộc các chuyên khoa của Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;
+) Thẻ bảo hiểm y tế của nhân viên đó (đã được cấp theo danh sách lao động của đơn vị);
+) Bản photo của một trong các chứng từ liên quan để xác định người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; Giấy ra viện, Biên bản hội chẩn, Phiếu hội chẩn, bệnh án hoặc sổ khám chữa bệnh.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên VssID được quy định như thế nào?
- Làm việc cùng lúc 2 công ty sẽ được đóng bảo hiểm như thế nào
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
– Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ NSNN.
– Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Các đối tượng được NSNN hỗ trợ một phần mức đóng BHYT gồm (Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 62):
– Người thuộc hộ gia đình cận nghèo, NSNN hỗ trợ tối thiểu bằng 50% mức đóng; áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.
– Học sinh, sinh viên mà thuộc hộ cận nghèo, NSNN hỗ trợ tối thiểu bằng 50% mức đóng; áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
– Học sinh, sinh viên không thuộc hộ cận nghèo, NSNN hỗ trợ tối thiểu bằng 30% mức đóng; áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
– Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp mà có mức sống trung bình; NSNN hỗ trợ tối thiểu bằng 30% mức đóng, áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2012