Vấn đề giao thông luôn là vấn đề nhức nhối trong nhiều năm qua vì tính chất phức tạp của nó. Trong quá trình tham gia giao thông, những người điều khiển phương tiện cần phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nhất định tùy theo từng cung đường. Đặc biệt, khi qua các ngã tư, người tham gia giao thông cần nắm rõ quy luật ưu tiên thứ tự xe. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Thứ tự ưu tiên xe tại ngã tư như thế nào? Các phương tiện được ưu tiên qua ngã tư gồm những phương tiện nào? Mức xử phạt khi vi phạm quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau là bao nhiêu? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Các phương tiện được ưu tiên qua ngã tư
Hệ thống giao thông tại Việt Nam đặt ra nhiều nguyên tắc khác nhau nhằm đảm bảo sự an toàn tối ưu cho người đi đường. Tuy nhiên, khi lưu thông qua ngã tư, nhiều người tham gia giao thông vẫn chưa nắm rõ các nguyên tắc pháp luật đã ban hành. Cụ thể, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Các phương tiện được ưu tiên qua ngã tư gồm những phương tiện nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì dù ở tuyến đường nào thì xe ưu tiên vẫn được đi trước để đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì những loại xe ưu tiên khi đi qua ngã tư hay dù ở bất kỳ tuyến đường nào thì vẫn được bảo đảm ưu tiên để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đã được quy định. Cụ thể các loại xe ưu tiên được quy định như sau:
– Thứ nhất là xe chữa cháy hay còn gọi là xe cứu hỏa. Đây là một loại xe chuyên dùng của lực lượng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy dùng để dập tắt các đám cháy. Xe được trang bị các thiết bị hỗ trợ cứu cháy chữa cháy như nước, vòi phun nước và một số dụng cụ chuyên dụng khác. Bên cạnh đó, thẩm quyền sử dụng xe cứu hoả là những người lính cứu hỏa đã trải qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo chuẩn quy định của nhà nước về phòng cháy, chữa cháy;
– Thứ hai là xe quân sự, xe công an, đoàn xe của Nhà nước đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có xe cảnh sát dẫn đường. Đây là các xe do những người giữ chức vụ bộ đội, công an và cảnh sát sử dụng trong lúc thực hiện nhiệm vụ. Biển số của các loại xe này thường là màu đỏ, xanh,… để phân biệt với các loại xe thông thường khác;
– Thứ ba là xe cứu thương. Đây được xác định là loại xe chuyên dùng của ngành y tế, dùng để vận chuyển và cấp cứu những người bệnh nặng cần được cứu chữa kịp thời, những người bị thương. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu là xe đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu;
– Thứ tư là xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp: là các xe được sử dụng khi xảy ra các sự cố cần phải khắc phục khẩn cấp như vỡ đê, thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt,…;
– Thứ năm là đoàn xe tang lễ. Đoàn xe tang lễ bao gồm các loại xe tải được sửa đổi một số đặc điểm như thêm các họa tiết trang trí, dụng cụ đặc biệt,…chuyên dùng trong tang lễ và dùng để chở quan tài đi chôn hay hỏa táng. Ngoài xe tải chở quan tài, những chiếc xe ô tô và xe máy đi cạnh xe tải để rước quan tài đi chôn hay hỏa táng sẽ tạo thành một đoàn xe và đó được gọi là đoàn xe tang.
Theo nguyên tắc ưu tiên thì thứ tự ưu tiên của các phương tiện kể trên như sau: Đầu tiên là xe cứu hoả, đến xe quân sự, công an và sau đó là xe cứu thương. Nguyên tắc ưu tiên này được xây dựng dựa trên sự ưu tiên sự an toàn, ổn định của một đất nước, tập thể, khu vực dân cư sau đó mới đến tính đến sự mất mát, an toàn của cá nhân.
Lưu ý, chỉ trừ đoàn xe tang lễ thì những phương tiện ưu tiên trên khi đi làm nhiệm vụ phải đảm bảo có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Xe có quyền ưu tiên bao gồm 02 loại đèn và dạng đèn như sau: Đầu tiên là loại đèn đơn có dạng hình tròn hoặc đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình trụ; Thứ hai là loại đèn đôi có dạng hình hộp chữ nhật dạng hai bóng đèn hoặc đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật bốn loại bóng.
Theo Khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ, tất cả xe có quyền ưu tiên (chỉ trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định. Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2009/NĐ-CP để hướng dẫn điều khoản này cụ thể như sau:
- Đối với xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ: Xe chữa cháy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên;
- Đối với xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp: Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên. Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên;
- Đối với xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp: Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên. Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên;
- Đối với xe cảnh sát giao thông dẫn đường: Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh – đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên. Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên;
- Đối với xe cứu thương hoặc đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu: Xe cứu thương có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
- Đối với xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp: Xe làm nhiệm vụ cứu hộ đê có cờ hiệu “HỘ ĐÊ” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái. Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật thực hiện như sau: Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh có biển hiệu riêng; xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có cờ hiệu “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.
Thứ tự ưu tiên xe tại ngã tư
Gần đây, chị T có tham gia giao thông và bị công an bắt vì vi phạm thứ tự ưu tiên khi lưu thông qua ngã tư. Khi đó, công an có giải thích cho chị T nhưng chị T vẫn chưa hiểu rõ quy định pháp luật về vấn đề này. Nay chị T có câu hỏi băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Thứ tự ưu tiên xe tại ngã tư được quy định như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Bên cạnh việc nhường đường cho những phương tiện được ưu tiên như đã phân tích tại mục 1 của bài viết này thì để bảo đảm an toàn giao thông thì người tham gia giao thông cũng cần lưu ý các nguyên tắc nhường đường khi qua ngã tư, nơi giao nhau theo quy định tại Điều 24 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Cụ thể theo quy định này thì khi đến gần đường giao nhau, ngã tư thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải cho xe giảm tốc độ và thực hiện việc nhường đường theo nguyên tắc sau:
– Tại đường nơi giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến thì các xe tham gia giao thông phải nhường đường cho xe đi từ phía bên phải;
– Tại đường nơi giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến thì các xe tham gia giao thông phải nhường đường cho xe đi bên trái;
– Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới. Theo đó, các phương tiện lưu thông trên đường chính, đường ưu tiên phải được ưu tiên di chuyển trước. Các xe di chuyển từ các nhánh khác đi tới phải có tính hiệu, thông báo để rẽ ra phía đường chính.
Mời bạn xem thêm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Mức xử phạt khi vi phạm quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau là bao nhiêu?
Vừa qua, anh P có bị công an giao thông bắt và xử phạt vớ tội vi phạm quy tắc nhường đường tại ngã tư. Khi đó, anh P đã nộp phạt cho công an theo mức mà công an yêu cầu. Nay anh P muốn kiểm tra lại quy định pháp luật về vấn đề này nên băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Mức xử phạt khi vi phạm quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau là bao nhiêu, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chínhhoặc không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau(điểm d khoản 2; điểm m, n khoản 3 Điều 5). Thực hiện hành vi vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5)
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính (điểm m khoản 3 Điều 5). Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
+ Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau (điểm n khoản 3 Điều 5). Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau (điểm h khoản 1, điểm b, điểm e khoản 2 Điều 6). Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6).
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính (điểm b khoản 2 Điều 6). Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6).
+Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau (điểm e khoản 2 Điều 6). Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6).
Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xekhông nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau (điểm đ khoản 3 Điều 7). Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác
– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau (điểm n khoản 1 Điều 8).
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thứ tự ưu tiên xe tại ngã tư”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Khi tham gia giao thông thì tài xế dựa vào biển báo I.401 để biết điểm bắt đầu của đường ưu tiên.
Ngoài ra, đến hết đoạn đường quy định là ưu tiên, đặt biển số I.402 “Hết đoạn đường ưu tiên”.
Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:
– Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;
– Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;
– Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;
– Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;
– Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.